Trong bối cảnh cuộc Cách mạng 4.0 bùng nổ và chuyển đổi số trở thành “chìa khóa” dẫn đến con đường thành công cho doanh nghiệp với mọi quy mô kinh doanh. Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng cấp thiết hơn do họ chiếm tới 97% số doanh nghiệp của Việt Nam. Tuy vậy đây lại là nhóm gặp nhiều khó khăn nhiều trong việc chuyển đổi số nhất bởi những giới hạn của mình.

Khó khăn khi chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hạn chế trong chi phí đầu tư vào công nghệ số: Các dự án về công nghệ luôn đòi hỏi rất nhiều chi phí của doanh nghiệp, đây là chi phí để đầu tư cho mọi mặt của doanh nghiệp. Do vậy, khi chưa chắc chắn được kết quả và lợi ích trong tương lai nên chủ doanh nghiệp không thể sẵn sàng đầu tư vào chuyển đổi số được.

Thiếu hụt những thông tin quan trọng về các giải pháp chuyển đổi số: Với việc chuyển đổi số đang là xu hướng, các giải pháp chuyển đổi số từ đó xuất hiện trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng và nhiều cách thức khác nhau. Điều này dẫn đến doanh nghiệp khó khăn trong việc chọn lọc những giải pháp phù hợp với tất cả điều kiện của mình. Dẫn đến sự chậm trễ trong việc chuyển đổi số của doanh nghiệp. 

chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tuy có nhiều hạn chế, nhưng chuyển đổi số lại là chìa khóa dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp. Vậy những lợi ích mà chuyển đổi số đem lại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?

Lợi ích của Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Quản lý và khai thác tài nguyên, nhân lực tốt hơn

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp doanh nghiệp doanh nghiệp cải thiện cách quản lý và khai thác thông tin, tài nguyên tốt hơn. Cũng nhờ chuyển đổi số tất cả dữ liệu và thông tin của công ty, đối tác, khách hàng có thể được lưu giữ đầy đủ, cẩn thận trên các thiết bị điện tử hay ứng dụng liên quan từ đó giúp công ty quản lý tốt hơn.

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp bảo mật thông tin, tài liệu, dự án hay các thống kê tốt hơn, đồng thời doanh nghiệp có thể tra cứu những gì cần thiết chỉ cần qua những thao tác nhanh gọn.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp có thể tiếp nhận và xử lý những vấn đề của khách hàng tốt hơn, điều này giúp mức độ hài lòng và sự tin tưởng của khách hàng dành cho doanh nghiệp tăng lên. Nhờ vậy, mảng dịch vụ của công ty sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn và sẽ giúp thương hiệu của doanh nghiệp được nâng tầm hơn.

Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận

Nhờ chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, nâng cao được khả năng tiếp cận với khách hàng thông qua dịch vụ trực tiếp. Đồng thời, kể từ sau đại dịch Covid-19, nền kinh doanh dần chuyển sang việc mua bán trực tuyến nên việc phát triển những dịch vụ trực tuyến là điều cần thiết của doanh nghiệp nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Qua đây, giúp doanh nghiệp giảm bớt các chi phí liên quan tới mặt bằng từ đó giúp lợi nhuận tăng lên đáng kể.

Những khó khăn được kể trên không thể giúp doanh nghiệp mạnh mẽ chuyển mình triển khai chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Vì vậy, giải pháp chuyển đổi số chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phát triển và chuyển đổi số thành công trong cuộc Cách mạng 4.0.

Các giải pháp cho chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ

Giải pháp về nguồn nhân lực

Con người là nguồn nhân lực quý giá nhất của doanh nghiệp. Vì vậy, chuyển đổi số cần có nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể làm chủ được các công nghệ mới mà công ty sử dụng nhằm phục vụ cho việc triển khai chuyển đổi số cho doanh nghiệp và đây cũng chính là vấn đề lớn mà những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp phải. Doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà mình đang có, trong đó đặc biệt là đội ngũ cán bộ, chuyên viên chủ chốt thông qua các hoạt động huấn luyện nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, thành thạo sử dụng các thiết bị điện tử, kỹ thuật số,… nhằm nâng cao năng suất lao động. Từ đó doanh nghiệp sẽ có đủ chuyên môn và có thể chú trọng đến công tác tuyển dụng và đưa ra chiến lược bổ sung nhân lực nhằm nâng cao chất lượng doanh nghiệp.

Giải pháp về vốn đầu tư

Doanh nghiệp cần đưa ra giải pháp để có được nguồn vốn đầu tư lớn vì đây là một trong những vấn đề mấu chốt để doanh nghiệp có thể chuyển đổi số thành công. Đây cũng chính là rào cản lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi phải bỏ ra một khoảng tài chính lớn để đầu tư nhưng không chắc chắn về hiệu quả cũng như việc phải đối mặt với sự thất bại.

Giải pháp từ nhận thức của doanh nghiệp

Chuyển đổi số sẽ tác động rất lớn đến mọi mặt doanh nghiệp từ hình thức hoạt động đến chiến lược kinh doanh, do đó đây sẽ là sự thay đổi lớn đối với toàn bộ doanh nghiệp và điều này sẽ gây áp lực lớn cho các nhà lãnh đạo.

Một khảo sát cho thấy, 85% những người giữ vai trò đưa ra quyết định quan trọng trong doanh nghiệp họ chỉ có 2 năm để có thể nắm vững về chuyển đổi số và sau đó áp dụng cho doanh nghiệp. Chính vì thế, các nhà lãnh đạo phải có được nhận thức kịp thời cũng như đưa ra những quyết định chuyển đổi số mang tính cấp thiết cho doanh nghiệp mình.

Giải pháp tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Các doanh nghiệp đã thành công trên thế giới đã chứng minh rằng bộ phận nghiên cứu và phát triển của một doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực. Do đó, doanh nghiệp cần phải đề cao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển nhằm đưa ra những sáng kiến, sản phẩm, những cải tiến nhằm đáp ứng đầy đủ và chất lượng cho nhu cầu trên thị trường.

Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tăng cường liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) cũng như các doanh nghiệp trên các quốc gia phát triển nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được những tiêu chuẩn, kỹ thuật và tiếp cận với những tri thức, công nghệ mới. Đây được xem là một trong những phải pháp đón đầu hiệu quả nhất, tuy nhiên để có thể có được hiệu quả tối đa trong lúc tiếp nhận tri thức, công nghệ mới, thì các doanh nghiệp phải chuẩn bị có chọn lọc và kỹ càng về yếu tố nhân lực để có thể học hỏi tốt nhất những thành quả đó.

Khi nắm được những giải pháp cần thiết cho doanh nghiệp, lúc này doanh nghiệp cần vạch ra cho mình chiến lược để có thể chuyển đổi số thành công.

Chiến lược chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp

Chuyên môn hóa vai trò và trách nhiệm công việc của nhân viên

Phân công các công việc chuyên trách có vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa tất cả bộ phận trong công ty từ cấp cao đến cấp thấp và có thể điều chỉnh những sai sót khi gặp vấn đề. Để phân chia các quy trình làm việc nhằm đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ có thể gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, doanh nghiệp phải trao quyền điều hành cho người quản lý dự án dày dặn kinh nghiệm và thật sự tài năng, tài giỏi. Khi đó, người quản lý này sẽ chịu trách nhiệm tất cả mọi mặt trong việc triển khai chuyển đổi số.

Xác định nguồn lực về ngân sách và thời gian của doanh nghiệp

Con người, kiến thức, thời gian và tiền bạc là 4 yếu tố nguồn lực mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang còn rất hạn chế. Doanh nghiệp phải tìm ra những lợi thế mà mình đang có để có thể chắc chắn đáp ứng đầy đủ cho công cuộc chuyển đổi số. Thời gian và ngân sách là hai vấn đề đặc biệt mà mỗi doanh nghiệp nên chú trọng đến. Và khi đã xác định được chính xác nguồn lực hiện tại để sẵn sàng chuyển đổi số, doanh nghiệp cần có một kế hoạch phân bổ nguồn lực chính xác và hợp lý để chiến lược chuyển đổi số có thể ổn định lâu dài.

Xác định những lĩnh vực trong công ty cần ưu tiên số hóa

Doanh nghiệp phải nắm bắt và liệt kê được những vấn đề tồn đọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số của mình qua đó có thể xác định được những vấn đề nào cần được ưu tiên chuyển đổi số.

Tham khảo ý kiến và thông báo cho nhân viên về chiến lược

Chuyển đổi số là chiến lược mang tính lâu dài và cần sự nỗ lực của toàn thể doanh nghiệp. Không đơn giản chỉ là áp dụng công nghệ, mà chuyển đổi số cần áp dụng công nghệ để làm việc hiệu quả và chất lượng dựa trên nền tảng công nghệ mà công ty sử dụng. Vì vậy, việc tham khảo ý kiến từ nhân viên sẽ giúp chiến lược diễn ra đúng hướng và nhanh hơn.

Lập kế hoạch dài hạn và phương án đề phòng rủi ro

Những vấn đề liên quan đến dài hạn luôn luôn cần kế hoạch để có phương hướng chính xác và đề phòng rủi ro. Một số kế hoạch mà doanh nghiệp có thể triển khai như:

  • Những nội dung cần chuyển đổi số
  • Phân công nguồn lực
  • Kế hoạch chi phí
  • Những công nghệ cần bổ sung
  • Kế hoạch đào tạo nhân sự sử dụng công nghệ
  • Nhà cung cấp công nghệ
  • Kết quả kỳ vọng sau khoảng thời gian triển khai

Tham khảo các chiến lược chuyển đổi số thành công và nhận lời khuyên từ chuyên gia

Doanh nghiệp có thể theo dõi kế hoạch chuyển đổi số của các doanh nghiệp thành công thông qua các kênh truyền thông hoặc có thể nhận lời khuyên từ các nhà cung cấp phần mềm để có hướng đi đúng đắn trong quá trình chuyển đổi số.

Hợp tác với các đối tác công nghệ và dịch vụ phù hợp

Trong chuyển đổi số, công nghệ và phần mềm là hai yếu tố then chốt trong chiếc lược của hầu hết mọi loại hình, mọi doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn ngân sách và nhân lực hạn chế cần hết sức cẩn thận trong việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với mình.


Geneat Software là đơn vị tư vấn và triển khai dịch vụ Chuyển đổi số uy tín cho doanh nghiệp trong suốt nhiều năm qua, chúng tôi không ngừng nỗ lực và cam kết mang lại các giải pháp hàng đầu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng tôi giúp doanh nghiệp bứt phá trong hành trình chinh phục thách thức của cuộc cách mạng số. Hãy để Geneat Software là người bạn đồng hành tin cậy, giúp bạn vươn lên và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Geneat Software - Triển khai phần mềm Quản lý chuyên nghiệp

Điều hành hiệu quả - Kinh doanh thắng lợi

Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 093 457 1626
Email: support@geneat.vn 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *