FPT – Quá trình phát triển và hướng chuyển đổi số
Quá trình phát triển của FPT
FPT được thành lập ngày 13 tháng 9 năm 1988 bởi ông Trương Gia Bình với tên gọi ban đầu là Công ty Công nghệ Thực phẩm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sấy, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa. Năm 1998, FPT trở thành một trong bốn nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới cho lĩnh vực này. Từ năm 2002 – 2015 trải qua các sự kiện cổ phần công ty, niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, và đổi tên từ Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ” thành “Công ty Cổ phần FPT” viết tắt là “FPT Corporation” Đến năm 2016, FPT bắt đầu hướng tới xu hướng chuyển đổi số và đón đầu các công nghệ mới như AI, Cloud, Big Data, Blockchain… FPT cũng cung cấp các giải pháp, dịch vụ và tư vấn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, tổ chức trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay, FPT là một trong những công ty CNTT hàng đầu tại Việt Nam và nằm trong Top 100 toàn cầu về Dịch vụ ủy thác. FPT có hạ tầng viễn thông phủ khắp 63 tỉnh thành tại Việt Nam và có mặt tại 22 quốc gia trên thế giới. Doanh thu của FPT năm 2020 đạt 29.830 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 4.665 tỷ đồng. Tổng số cán bộ nhân viên của FPT hiện nay trên 30.600 người.Lý do FPT chọn chuyển đổi số và tầm quan trọng
Lý do quan trọng nhất mà FPT định hướng chuyển đổi số và xác định trọng tâm tầm quan trọng của việc chuyển đổi số.- Nhận thức được rằng chuyển đổi số là xu hướng toàn cầu và là cơ hội để tạo ra những giá trị mới, nâng cao hiệu quả và cạnh tranh trong thời đại số
- FPT muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp, tổ chức và cả quốc gia trong quá trình chuyển đổi số, bằng cách cung cấp các giải pháp, dịch vụ và tư vấn chuyên sâu dựa trên các công nghệ mới như AI, Cloud, Big Data, Blockchain…
- FPT mong muốn tối ưu hoá hoạt động quản trị và vận hành của mình, bằng cách áp dụng các công nghệ số vào các quy trình nội bộ, khai thác dữ liệu và ra quyết định dựa trên dữ liệu, tự động hóa các tác nghiệp và nâng cao năng suất lao động.
- Tầm quan trọng của chuyển đổi số là giúp FPT duy trì sự phát triển bền vững và khẳng định vị thế là công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam và khu vực.
Phân tích chiến lược chuyển đổi số của FPT
Dựa trên quá trình phát triển của FPT và lý do và tầm quan trọng của việc chuyển đổi số mà FPT đặt ra có thể thấy FPT đánh giá cao việc chuyển đổi số như thế nào, để hiểu rõ hơn dưới đây Geneat sẽ phân tích những khía cạnh chính của chiến lược chuyển đổi số của FPT.- Định hướng kỹ thuật và công nghệ: FPT tập trung áp dụng và triển khai các giải pháp công nghệ mới nhất và là xu hướng phát triển trong tương lại như: AI, Cloud, Big Data, Blockchain,..
- Chuyển đổi quy trình và mô hình kinh doanh: Áp dụng các công nghệ số và các quy trình nội bộ để có thể khai thác dữ liệu và đưa ra quyết định qua đó tự động hoá các hoạt động và tăng năng suất lao động.
- Đào tạo và phát triển nhân sự: Là doanh nghiệp tiên phong trong việc đào tạo nhân sự chuyển đổi số cho bản thân, với mục tiêu nâng cao năng lực và hiệu quả của ngành dọc quản trị như đào tạo hạt nhân chuyển đổi số cho các lãnh đạo cấp cao, đào tạo nâng cao năng lực và hiệu quả ngành dọc quản trị, đào tạo các kỹ năng công nghệ mới phục vụ chuyển đổi số
- Hợp tác và liên kết với các đối tác: Không chỉ đào tạo nhân sự chuyển đổi số cho bản thân mà FPT còn cho đối tác và khách hàng như đào tạo hạt nhân chuyển đổi số cho vua Tôm Minh Phú, đào tạo chuyển đổi số cho GENCO3,…
Các ứng dụng và dự án tiêu biểu trong quá trình chuyển đổi số của FPT
Qua nội dung phân tích có thể thấy FPT áp dụng chiến lược chuyển đổi số toàn diện từ khâu đào tạo nhân sự, quy trình xử lý đến các ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt không chỉ dừng lại ở chính bản thân mà còn mở rộng ra cho các doanh nghiệp, tổ chức khác. Vậy các dự án chuyển đổi số tiêu biểu của FPT là gì? Hãy cùng Geneat xem qua dưới đây.- FPT.AI: Nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) toàn diện của FPT, cung cấp các giải pháp ứng dụng AI cho các doanh nghiệp và tổ chức, như: chatbot, voicebot, nhận dạng ký tự quang học (OCR), xác thực khách hàng (eKYC), phân tích cảm xúc, phát hiện gian lận, phân tích dữ liệu.
- FPT.eHospital: Đây là giải pháp quản lý bệnh viện số của FPT, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tối ưu hóa quy trình quản lý, tiết kiệm chi phí và thời gian cho bệnh viện và bệnh nhân. Giải pháp này đã được triển khai thành công tại nhiều bệnh viện lớn trong và ngoài nước.
- FPT.eGov: Giải pháp chính phủ điện tử của FPT, hỗ trợ các cơ quan hành chính công nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện sự minh bạch và tiếp cận của công dân và doanh nghiệp. Giải pháp này bao gồm các thành phần như: hệ thống thông tin quản lý văn bản, hệ thống thông tin quản lý hồ sơ công việc, hệ thống thông tin quản lý tài chính công, hệ thống thông tin quản lý đất đai.
Đánh giá hiệu quả và thành công của chiến lược chuyển đổi số
Có thể thấy FPT rất chắc chắn trong chiến lược chuyển đổi số của mình qua những phân tích chiến lược mà Geneat đã nêu ở trên và các dự án thực tế mà FPT đã triển khai, để có thể giúp mọi người hình dung thì cùng Geneat xem số liệu báo cáo thường niên của FPT năm 2021 để có thể so sánh. FPT đã đạt được những thành công nổi bật trong việc chuyển đổi số, với doanh thu từ dịch vụ chuyển đổi số tăng 72% so với năm 2020 một con số đáng kinh ngạc. FPT cũng đã triển khai nhiều dự án chuyển đổi số cho các khách hàng lớn trong và ngoài nước, như VinFast, Viettel, Masan, Vietnam Airlines, TPBank, BIDV, Vietcombank, EVN, VNPT, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài số liệu thống kê doanh thu chuyển đổi số mà FPT đem lại, FPT đã xây dựng một hệ sinh thái các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số toàn diện với 77 sản phẩm trong các lĩnh vực như tài chính ngân hàng, giao thông, sản xuất, chính phủ điện tử…. FPT cũng đã hình thành đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao và khả năng làm chủ các công nghệ lõi tiên tiến và phương pháp luận chuyển đổi số – FPT Digital Kaizen giúp định hướng và hoạch định các chiến lược, phương thức chuyển đổi số cho doanh nghiệp và tổ chức một cách thực tiễn và hiệu quả nhất. FPT đã tham gia vào các dự án quốc gia về chuyển đổi số, như Quốc gia Số Việt Nam, Chính phủ Số Việt Nam, Thành phố Thông minh…. FPT cũng đã hợp tác với các tổ chức quốc tế như UNDP, UNICEF, WHO… để triển khai các giải pháp chuyển đổi số hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19.Thách thức và rủi ro của chiến lược chuyển đổi số của FPT
Được biết, chiến lược chuyển đổi số của FPT là một quá trình kết hợp giữa nhiều yếu tố, từ chiến lược, quy trình, văn hóa, công nghệ,… mang lại những chuyển biến đột phá cho doanh nghiệp nhưng cũng đầy thách thức và rủi ro trong khâu an ninh mạng có thể làm ảnh hưởng đến uy tín và giá trị của FPT. Hãy cùng Geneat phân tích những rủi ro mà FPT có thể gặp phải khi triển khai chuyển đổi số.- Thách thức về an toàn thông tin: Với việc triển khai các sáng kiến số nhanh chóng trên nền tảng điện toán đám mây cũng như xuất hiện nhiều loại thiết bị và cảm biến kết nối các hệ thống sản xuất với các ứng dụng CNTT, FPT đã làm gia tăng số lượng dữ liệu, ứng dụng và người dùng của doanh nghiệp và tạo ra nhiều lỗ hổng bảo mật. Ví dụ, các thiết bị được kết nối trong doanh nghiệp sử dụng công nghệ IoT có thể bao gồm hệ thống HVAC, robot tự động, hệ thống chiếu sáng, bộ điều nhiệt,… giúp tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nhưng cũng bổ sung hàng trăm thiết bị không an toàn vào mạng nếu các nhà cung cấp thiết bị không đảm bảo cập nhật kịp thời các lỗ hổng an ninh.
- Rủi ro về vi phạm tuân thủ: Với việc cung cấp các dịch vụ và giải pháp chuyển đổi số cho các doanh nghiệp và tổ chức trong và ngoài nước, FPT phải tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân và bí mật kinh doanh của khách hàng. Ví dụ, FPT phải tuân thủ Luật An ninh mạng Việt Nam (2018), Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân Châu Âu (GDPR) (2018), Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân Thái Lan (PDPA) (2020),… Nếu vi phạm các quy định này, FPT có thể bị xử phạt tiền hoặc bị thu hồi giấy phép hoạt động.
- Thách thức về nguồn nhân lực: Để triển khai thành công chiến lược chuyển đổi số, FPT cần có đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao và khả năng làm chủ các công nghệ lõi tiên tiến và phương pháp luận chuyển đổi số. Tuy nhiên, nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam hiện nay còn thiếu hụt về số lượng và chất lượng. Theo Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Việt Nam hiện chỉ có khoảng 400.000 lao động CNTT trong khi nhu cầu của thị trường là khoảng 1 triệu người.
Đánh giá và nhìn nhận về tương lai chiến lược chuyển đổi số của FPT
Chiến lược chuyển đổi số hiện tại của FPT là một trong những yếu tố quan trọng giúp FPT duy trì vị thế dẫn đầu và tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ. Đánh giá tích cực FPT được đánh giá là doanh nghiệp tiên phong, dẫn dắt, cùng sáng tạo, cùng hành động, thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam qua việc cung cấp các dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho các doanh nghiệp và tổ chức trong và ngoài nước. FPT đã không ngừng nghiên cứu, phát triển hệ sinh thái các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số giúp nâng cao hiệu suất, tối ưu vận hành và tạo ra những trải nghiệm mới cho khách hàng. Nhìn nhận về tương lai FPT tiếp tục theo đuổi mục tiêu lớn dài hạn là trở thành doanh nghiệp số và đứng trong Top 50 công ty hàng đầu thế giới về cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số toàn diện vào năm 2030. Trong giai đoạn 2021 – 2023, FPT mong muốn trở thành đồng minh tin cậy của các doanh nghiệp, tổ chức đem lại những trải nghiệm số xuất sắc thông qua quản trị, vận hành dựa trên dữ liệu gần thời gian thực.Kết luận
Dựa trên những thông tin và đánh giá mà mọi người và Geneat đã cùng tìm hiểu chiến lược chuyển đổi số của FPT có thể đưa ra tóm tắt tổng thể về chiến lược như sau:- Tận dụng cơ hội từ đại dịch Covid-19 để tăng tốc chuyển đổi số trong các lĩnh vực trọng điểm như tài chính ngân hàng, giao thông, y tế, chính phủ điện tử…
- Xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số toàn diện với 77 sản phẩm và đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao và khả năng làm chủ các công nghệ lõi tiên tiến và phương pháp luận chuyển đổi số – FPT Digital Kaizen
- Theo đuổi mục tiêu lớn dài hạn là trở thành doanh nghiệp số và đứng trong Top 50 công ty hàng đầu thế giới về cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số toàn diện vào năm 2030
Geneat Software - Triển khai phần mềm Quản lý chuyên nghiệp
Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 093 457 1626
Email: support@geneat.vn