BIDV – Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại lớn và lâu đời nhất Việt Nam, BIDV đã có hơn 60 năm hình thành và phát triển, gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày nay, khi thói quen của người tiêu dùng dần thay đổi và môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng mở rộng. Điều này đang buộc các ngân hàng phải nhanh chóng giải quyết quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp của mình như là một vấn đề cấp bách nếu không muốn bị bỏ lại quá sâu trong một thị trường đang trong quá trình chuyển đổi toàn diện. Và để có thể đánh giá khách quan về chiến lược chuyển đổi số của BIDV chúng ta hãy cùng xem qua sự phát triển và định hướng chuyển đổi số của doanh nghiệp này

BIDV – Sự phát triển và hướng chuyển đổi số

BIDV là ngân hàng có lịch sử phát triển lâu đời trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, trải qua quá trình gian nan thử thách nhưng BIDV đã vươn mình và gắn chặt với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước Việt Nam chúng ta. Lịch sử ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đang trải qua 4 giai đoạn sau đây: Giai đoạn 1957 – 1981: BIDV lúc này mang tên “Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam” có chức năng chính là cấp phát vốn ngân sách nhà nước  cho đầu tư xây dựng cơ bản theo nhiệm vụ của Nhà nước giao. Giai đoạn 1981 – 1990: BIDV đổi tên thành “Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam”, lúc này BIDV gắn liền với thời kỳ sôi nổi của đất nước – chuẩn bị tiến hành vào công cuộc đổi mới đất nước, phục vụ nền kinh tế trong giai đoạn chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường. Giai đoạn 1990 – 2012: Giai đoạn này BIDV có tên gọi khác là “Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, BIDV đã chuyển đổi từ một ngân hàng chuyển doanh sang hoạt động theo cơ chế của một ngân hàng thương mại, tuân thủ các nguyên tắc của thị trường và định hướng mở cửa nền kinh tế Giai đoạn 2012 – nay: BIDV – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thay đổi các cơ chế, sở hữu và phương thức hoạt động hướng đến trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động theo nguyên tắc thị trường và định hướng hội nhập, cạnh tranh quốc tế. Với việc khách hàng đã dần quen với việc sử dụng các thiết bị điện tử thông minh để giao dịch tài chính, cùng với đó là nhu cầu trải nghiệm số tối ưu và hiệu quả hơn. BIDV đã nhận ra tầm quan trọng của chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp của mình và với mong muốn đáp ứng được tất cả nhu cầu ngày càng cao của khách hàng BIDV đã lựa chọn hướng chuyển đổi số và đã có những bước đi tiên phong trong việc xây dựng, phát triển các sản phẩm và dịch vụ số.

Chiến lược chuyển đổi số của BIDV

Là một trong những ngân hàng tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số trong ngành ngân hàng tại Việt Nam, BIDV đề cao việc nâng tầm nhận thức của cán bộ các cấp về chuyển đổi số thông qua các chương trình truyền thông, tuyên truyền vào đào tạo. BIDV đã tập trung tiếp cận chuyển đổi số toàn diện trên ba khía cạnh: Công nghệ, Kinh doanh và Văn hóa – Quản trị. Về khía cạnh công nghệ, BIDV liên tục đổi mới công nghệ nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu khách hàng và gia tăng hiệu quả kinh doanh. Gần đây, BIDV đã ra mắt dịch vụ Ngân hàng số hoàn toàn mới SmartBanking trên cơ sở hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến và thay thế cho các dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking trước đây. BIDV cũng đã tăng đầu tư hạ tầng công nghệ nhằm phục vụ quá trình chuyển đổi số. Về khía cạnh kinh doanh, BIDV đã chuyển đổi các quy trình kinh doanh truyền thống sang hình thức số hóa nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời cải thiện chất lượng dịch vụ cho khách hàng. BIDV cũng đã đổi mới mô hình kinh doanh đề phù hợp với xu hướng chuyển đổi số nhằm tập trung vào phát triển dịch vụ và sản phẩm kỹ thuật số. Từ đó giúp BIDV tăng cường khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiềm năng. Về phát triển nhân sự và văn hóa số, BIDV thực hiện đào tạo và chuyển đổi nhân viên theo hướng số hóa, nâng cao năng lực và hiểu biết về công nghệ thông tin giúp nhân viên nắm vững công nghệ mới và áp dụng vào công việc hàng ngày. Ngoài ra, BIDV đã chú trọng việc đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng hệ thống văn hóa số thông qua việc tạo ra môi trường làm việc linh hoạt, sáng tạo và khuyến khích sử dụng công nghệ trong công việc nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển và chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Về mở rộng hợp tác và liên kết, BIDV đã thực hiện chiến lược mở rộng hợp tác và liên kết nhằm đa dạng hóa và tăng cường hoạt động kinh doanh. Theo đúng mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn này, BIDV đã mở trong hợp tác với các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế giúp BIDV mở rộng mạng lưới đối tác từ đó nâng cao khả năng phục vụ khách hàng quốc tế tốt hơn. Không chỉ tập trung vào việc mở rộng hợp tác, BIDV cũng đẩy mạnh việc xây dựng hẹ thống sinh thái số giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và đá ứng tốt hơn các yêu cầu của thị trường kỹ thuật số.

Ứng dụng và dự án tiêu biểu trong quá trình chuyển đổi số của BIDV

Nói đến những ứng dụng và dự tiêu biểu trong quá trình chuyển đổi số của BIDV không thể không nhắc đến Ngân hàng số SmartBanking. Được ra mắt vào tháng 3 năm 2021, SmartBanking được tạo ra trên cơ sở hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến và thay cho các dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking trước đây tạo ra một trải nghiệm đồng nhất và liền mạch nhất cho khách hàng. SmartBanking áp dụng tính năng định danh điện tử (eKyc) góp phần mở ra xu hướng giao dịch ngân hàng số khép kín 100% giúp khách hàng đăng ký tài khoản trực tuyến và giao dịch ngay trên ứng dụng mọi lúc, mọi nơi mà không cần đến quầy giao dịch của ngân hàng. Bên cạnh đó, BIDV cũng đã triển khai hệ thống Omni BIDV iBank trên hai nền tảng website và mobile App. BIDV đã áp dụng việc kết nối hệ sinh thái ERP Connection với hệ thống kế toán nội bộ của khách hàng giúp BIDV đồng bộ các nền tảng mà doanh nghiệp đang sử dụng nhằm giảm thiểu các tác nghiệp thủ công và khách hàng sẽ tự quyết định được trải nghiệm dịch vụ ngân hàng ngay trên hệ sinh thái của họ.

Hiệu quả và thành công của chiến lược chuyển đổi số của BIDV

BIDV đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đã có được những kết quả đáng khích lệ trên hành trình chuyển đổi số. Tính đến quý III/2021, các kênh số và tự phục vụ đã chiếm tới 91% tổng giao dịch toàn hàng, đưa tỷ trọng các giao dịch xử lý tại quầy giảm xuống còn 9% (năm 2020 tỷ lệ này là 13%). Số lượng người dùng cá nhân qua kênh mobile (Smartbanking) tăng trưởng 38,69% so với năm 2020, đạt 6,1 triệu khách hàng; số lượng khách hàng doanh nghiệp sử dụng kênh số (iBank) tăng 30,53% so với năm 2020, đạt 71.500 khách hàng. Đạt được sự chuyển dịch mạnh mẽ bằng những thanh toán trực tuyến mà không dùng tiền mặt. Năm 2020, BIDV đã xử lý hơn 2,5 triệu giao dịch thanh toán QR Pay với giá trị giao dịch hơn 2.000 tỷ đồng; hơn 3 triệu giao dịch thanh toán Samsung Pay với giá trị giao dịch hơn 3.000 tỷ đồng. Tiên phong triển khai BIDV-ERP Connection – dịch vụ kết nối hệ thống ngân hàng điện tử BIDV iBank với phần mềm quản lý nội bộ của doanh nghiệp. Đây là một giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong hoạt động.

Thách thức và rủi ro trong quá trình chuyển đổi số của BIDV

Quá trình chuyển đổi số không hề đơn giản, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ gặp những khó khăn, thách thức và rủi ro nhất định trong quá trình chuyển đổi số. Sau đây sẽ là những thách thức và rủi ro mà BIDV đã gặp phải trong quá trình chuyển đổi số:
  • Thách thức về cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm việc nâng cấp, tích hợp, bảo mật và quản lý các hệ thống, ứng dụng, dữ liệu và mạng lưới ngân hàng.
  • Thách thức về nhân lực, bao gồm việc tuyển dụng, đào tạo, giữ chân và phát triển các nhân viên có kỹ năng công nghệ cao, sáng tạo và linh hoạt.
  • Thách thức về văn hóa tổ chức, bao gồm việc thay đổi tư duy, thái độ, hành vi và quy trình làm việc của các cán bộ, nhân viên và khách hàng để phù hợp với môi trường số.
  • Thách thức về pháp lý, bao gồm việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn và quy trình của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng số.
  • Rủi ro về an ninh mạng, bao gồm việc bảo vệ các hệ thống, ứng dụng, dữ liệu và mạng lưới ngân hàng khỏi các cuộc tấn công, xâm nhập, phá hoại hoặc lợi dụng của các hacker, kẻ gian hoặc các bên có liên quan.
  • Rủi ro về chất lượng dịch vụ, bao gồm việc đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ số của BIDV hoạt động ổn định, an toàn, tiện lợi và hiệu quả cho khách hàng.
  • Rủi ro về cạnh tranh, bao gồm việc duy trì và nâng cao vị thế, uy tín và thị phần của BIDV trước sự xuất hiện và phát triển của các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng số, như các ngân hàng khác, các công ty công nghệ hay các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt.

Nhận xét và dự đoán về tương lai của chiến lược chuyển đổi số của BIDV

Chiến lược chuyển đổi số của BIDV là một chiến lược đúng đắn, kịp thời và cần thiết để BIDV có thể thích ứng với xu hướng phát triển của thế giới và nhu cầu của khách hàng. Chiến lược chuyển đổi số của BIDV đã mang lại nhiều hiệu quả và thành công cho ngân hàng, như tăng trưởng doanh thu, tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện trải nghiệm khách hàng và nâng tầm thương hiệu. Tương lai của chiến lược chuyển đổi số của BIDV sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như mức độ sáng tạo, linh hoạt và tiên phong của ngân hàng trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ số; khả năng đối phó với các thách thức và rủi ro trong quá trình chuyển đổi số; sự hỗ trợ và hợp tác của các cơ quan quản lý nhà nước, các đối tác và các bên liên quan; và sự ủng hộ và tin tưởng của khách hàng. Nếu BIDV có thể vượt qua các thách thức và rủi ro, tận dụng các cơ hội và tiếp tục duy trì sự tiên phong trong chuyển đổi số, tôi tin rằng BIDV sẽ có một tương lai sáng sủa và thành công trong lĩnh vực ngân hàng số.

Kết luận

BIDV đã xác định mục tiêu chiến lược của ngân hàng trong giai đoạn 2022 – 2025 và tầm nhìn 2030, với mục tiêu trở thành ngân hàng số có nền tảng tốt nhất Việt Nam. BIDV đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và sản phẩm số cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp và tạo ra một hệ sinh thái đa dạng để đáp ứng gần như toàn bộ các nhu cầu đời sống hàng ngày của khách hàng. Có thể nói, đây là chính là bước tiến lớn nhất của BIDV cho đến hiện nay khi áp dụng và triển khai chiến lược chuyển đổi số cho mình.

Geneat Software - Triển khai phần mềm Quản lý chuyên nghiệp

Điều hành hiệu quả - Kinh doanh thắng lợi

Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 093 457 1626
Email: support@geneat.vn 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *