Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, việc lưu trữ và xử lý dữ liệu trên các nền tảng đám mây (Cloud Computing) đã trở thành xu hướng phổ biến. Tuy nhiên, bảo mật thông tin trên cloud luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.
Trong bài viết này, Geneat Software sẽ giới thiệu tới bạn đọc các phương pháp bảo mật cho hệ thống triển khai trên Cloud và những thách thức bảo mật đi kèm các giải pháp.
Có thể bạn quan tâm:
Các phương thức bảo mật thông tin cho dữ liệu trên Cloud
1. Mã hóa dữ liệu (Data encryption)
Mã hóa dữ liệu là quá trình chuyển đổi dữ liệu từ dạng văn bản thuần túy (plaintext) thành dạng mã hóa (ciphertext) mà chỉ những người có khóa giải mã mới có thể đọc được. Mã hóa giúp bảo vệ thông tin khỏi các truy cập trái phép và đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu. (Nguồn tham khảo: Wikipedia)
Các loại mã hóa dữ liệu:
- Mã hóa đối xứng (Symmetric Encryption): Sử dụng cùng một khóa để mã hóa và giải mã dữ liệu. Ví dụ: AES (Advanced Encryption Standard).
- Mã hóa bất đối xứng (Asymmetric Encryption): Sử dụng cặp khóa công khai và khóa riêng biệt để mã hóa và giải mã dữ liệu. Ví dụ: RSA (Rivest-Shamir-Adleman).
Tiêu chuẩn mã hóa dữ liệu:
- AES (Advanced Encryption Standard): Một trong những tiêu chuẩn mã hóa mạnh mẽ nhất hiện nay, thường được sử dụng với khóa 256-bit.
- RSA (Rivest-Shamir-Adleman): Một tiêu chuẩn mã hóa bất đối xứng phổ biến, thường được sử dụng trong các giao thức bảo mật như SSL/TLS.
Lợi ích của việc mã hóa dữ liệu:
- Bảo vệ dữ liệu: Giảm nguy cơ dữ liệu bị truy cập và đánh cắp để dùng cho mục đích riêng.
- Tuân thủ quy định: Đáp ứng các yêu cầu pháp lý và quy định về việc bảo mật dữ liệu cho người dùng cá nhân cũng như bí mật doanh nghiệp.
- Bảo mật khi truyền tải dữ liệu: Đảm bảo dữ liệu không bị đánh cắp trong thời gian tải lên đám mây cũng như tránh phần mềm độc hại xâm nhập khi tải dữ liệu từ đám mây về máy.
2. Quản lý danh tính và truy cập (Identity and Access Management – IAM)
IAM là hệ thống và các chính sách dùng để quản lý người dùng và quyền truy cập vào các tài nguyên trong một tổ chức. IAM đảm bảo rằng chỉ những người dùng được cấp quyền mới có thể truy cập và sử dụng tài nguyên trong hệ thống của tổ chức đó.
Cách thức hoạt động của IAM:
- Xác thực (Authentication): Xác minh danh tính người dùng thông qua mật khẩu, xác thực đa yếu tố (MFA), hoặc qua hòm thư điện tử.
- Ủy quyền (Authorization): Cấp quyền truy cập dựa trên vai trò, nhiệm vụ hoặc chính sách bảo mật.
- Giám sát (Monitoring): Theo dõi và ghi lại các hoạt động truy cập để phát hiện và phản ứng kịp thời với các hành vi bất thường như bị xâm nhập, phá hỏng hay đánh cắp dữ liệu trong hệ thống.
Lợi ích của IAM cho doanh nghiệp:
- Tăng cường bảo mật: IAM có khả năng ngăn chặn việc truy cập trái phép và bảo vệ tài nguyên cho các tổ chức hoặc doanh nghiệp.
- Hiệu quả quản lý: Cung cấp khả năng kiểm soát và quản lý việc truy cập vào dữ liệu của tổ chức, doanh nghiệp.
Các công nghệ, công cụ IAM phổ biến:
- AWS IAM: Cung cấp quản lý danh tính và truy cập cho các dịch vụ AWS.
- Azure Active Directory: Giải pháp IAM đến từ nền tảng điện toán đám mây Azure của Microsoft.
3. Giám sát và kiểm tra hệ thống bảo mật (Security Monitoring and Auditing)
Giám sát và kiểm tra bảo mật là quá trình theo dõi, ghi lại và phân tích các hoạt động trong hệ thống để phát hiện, ngăn chặn và phản ứng với các mối đe dọa bảo mật.
Vì sao cần phải thực hiện các biện phát giám sát và kiểm tra liên tục?
- Phát hiện sớm các mối đe dọa: Giúp phát hiện các hành vi bất thường và tấn công bảo mật kịp thời.
- Đáp ứng nhanh chóng: Cải thiện khả năng phản ứng và khắc phục sự cố bảo mật.
- Tuân thủ quy định: Đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo mật và bảo vệ dữ liệu, đảm bảo trải nghiệm của người dùng.
Một số trường hợp phải thực hiện việc giám sát và kiểm tra bảo mật:
- Khi triển khai hệ thống mới: Để đảm bảo hệ thống an toàn và có thể bảo vệ dữ liệu trước khi đưa vào sử dụng.
- Khi có dấu hiệu tấn công: Sử dụng để có thể phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề tiềm ẩn nguy cơ bị tấn công mạng.
- Kiểm tra định kỳ: Cần liên tục kiểm tra định kỳ cũng như nâng cấp hệ thống bảo mật thường xuyên để tránh việc hệ thống bảo mật bị tấn công bởi các loại virus mới.
4. Cập nhật bản vá thường xuyên
Việc cập nhật các bản vá là quá trình cập nhật và vá các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng từ các tin tặc có khả năng lợi dụng lỗ hổng nàythông qua các lỗ hổng đã được biết đến.
Vì sao phải thường xuyên cập nhật bản vá?
- Ngăn chặn tấn công: Các lỗ hổng chưa được vá có thể bị khai thác để tấn công hệ thống.
- Cải thiện hiệu suất: Các bản vá thường đi kèm với các cải tiến hiệu suất và tính năng.
- Tuân thủ quy định: Đáp ứng các yêu cầu pháp lý và quy định về bảo mật thông tin.
Trình tự công việc thực hiện cập nhật bản vá:
- Tự động hóa cập nhật: Sử dụng các công cụ tự động hóa để cập nhật các bản vá một cách nhanh chóng và nhất quán.
- Kiểm tra trước khi cập nhật: Đảm bảo rằng các bản vá được kiểm tra trước khi triển khai để tránh gây ra các vấn đề mới.
- Lập kế hoạch cập nhật: Thiết lập lịch trình cập nhật định kỳ để đảm bảo rằng các hệ thống luôn được bảo vệ.
5. Sao lưu và hồi phục dữ liệu (Data Backup and Recovery)
Sao lưu và phục hồi dữ liệu là quá trình sao chép và lưu trữ dữ liệu ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau để đảm bảo có thể khôi phục lại dữ liệu trong trường hợp xảy ra sự cố.
Các giải pháp bảo vệ dữ liệu phổ biến:
- Sao lưu định kỳ: Thực hiện sao lưu dữ liệu thường xuyên để đảm bảo dữ liệu luôn được cập nhật.
- Sao lưu đa vị trí: Lưu trữ bản sao lưu ở nhiều vị trí địa lý khác nhau để đảm bảo an toàn.
- Sao lưu tự động: Sử dụng các công cụ tự động hóa để thực hiện sao lưu mà không cần can thiệp thủ công, việc sao lưu tự động cũng sẽ giảm ối a vịeghn.
Lợi ích của việc sao lưu và phục hồi dữ liệu:
- Bảo vệ dữ liệu: Giảm thiểu mất mát dữ liệu trong trường hợp xảy ra sự cố.
- Tăng cường khả năng phục hồi: Đảm bảo rằng dữ liệu có thể được khôi phục nhanh chóng.
- Tuân thủ quy định: Đáp ứng các yêu cầu pháp lý và quy định về bảo vệ dữ liệu.
Các nhà cung cấp dịch vụ sao lưu đám mây nổi tiếng nhất hiện nay:
AWS S3 (Simple Storage Service): Là dịch vụ lưu trữ đám mây của Amazon Web Services, S3 hay Simple Storage Service. Có khả năng lưu trữ một lượng thông tin rất lớn với mức giá hợp lý.
Microsoft OneDrive: Dịch vụ lưu trữ và sao lưu đám mây của Microsoft, được tích hợp ngay trong giao diện hệ điều hành Windows. One Drive có thể được sử dụng bởi mợt các
Google Drive: Dịch vụ lưu trữ và sao lưu đám mây của Google, cho phép chia sẻ cũng như quản lý truy cập một cách dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi.
Ngoài ra còn rất nhiều dịch vụ khác như Dropbox, Box, Egnyte
Các thách thức của bảo mật thông tin trên điện toán đám mây
Dữ liệu có khả năng bị xóa bỏ hoàn toàn do lỗi hoặc bị đánh cắp
Một trong những thách thức lớn nhất là nguy cơ mất kiểm soát dữ liệu do tấn công hoặc lỗi cấu hình. Để giải quyết, doanh nghiệp cần thực hiện mã hóa dữ liệu, sử dụng các dịch vụ quản lý khóa (Key Management Services) và áp dụng chính sách bảo mật nghiêm ngặt.
1. Tấn công DDoS
Tấn công DDoS là một loại hình tấn công mạng phổ biến. Các tin tặc sẽ sử dụng một số kỹ thuật riêng biệt để có thể tạo ra các máy ảo truy cập cùng lúc vào một trang web. Số lượng máy ảo thường rất nhiều và có khả năng gây sập máy chủ trong thời gian ngắn.
Các cuộc tấn công DDoS có thể làm gián đoạn dịch vụ và gây mất mát dữ liệu. Sử dụng các dịch vụ chống DDoS như AWS Shield, Azure DDoS Protection và triển khai các biện pháp giảm thiểu như tường lửa ứng dụng web (WAF) để bảo vệ hệ thống.
2. Lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn trong hệ thống
Các lỗ hổng trong ứng dụng có thể bị khai thác để xâm nhập vào hệ thống. Để phòng ngừa, doanh nghiệp nên thực hiện kiểm tra bảo mật ứng dụng (Application Security Testing), sử dụng các công cụ quét lỗ hổng và áp dụng quy trình phát triển phần mềm bảo mật (Secure SDLC).
3. Thiếu kiến thức về vấn đề bảo mật thông tin
Nhân viên không được đào tạo đầy đủ về an toàn thông tin có thể vô tình gây ra các sự cố bảo mật, vì vậy các tổ chức cần triển khai các khóa đào tạo để có thể nâng cao nhận thức về bảo mật thông tin trong nội bộ tổ chức, đồng thời cũng phải chú ý đến việc thiết lập các chính sách và quy trình bảo mật rõ ràng.
4. Quản lý quá nhiều dịch vụ đám mây
Sử dụng nhiều dịch vụ cloud từ các nhà cung cấp khác nhau có thể tạo ra sự phức tạp trong quản lý bảo mật. Doanh nghiệp nên sử dụng các công cụ quản lý đa cloud (Multi-Cloud Management Tools) để kiểm soát và bảo mật toàn diện.
Kết Luận
Bảo mật thông tin khi triển khai doanh nghiệp trên Cloud đòi hỏi một chiến lược toàn diện. Bằng cách áp dụng các phương pháp bảo mật và đối phó với các thách thức bảo mật một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa lợi ích của công nghệ Cloud mà không phải lo lắng về an toàn thông tin.
Nếu bạn đọc đang quan tâm và cần từ vấn về dịch vụ viết phần mềm theo yêu cầu, phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp bạn, hãy LIÊN HỆ NGAY với Geneat Software. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng phát triển ứng dụng theo yêu cầu cho doanh nghiệp của bạn.
Geneat Software - Triển khai phần mềm Quản lý chuyên nghiệp
Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 093 457 1626
Email: support@geneat.vn