Chiến lược chuyển đổi số là một kế hoạch chi tiết để sử dụng các giải pháp kỹ thuật số nhằm cải thiện nền lực kinh tế của doanh nghiệp trên toàn bộ kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ. Chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp là xây dựng một lộ trình cho chuyển đổi số ngắn hạn và dài hạn, dựa trên kết quả kinh doanh, chứ không phải công nghệ hay nền tảng thiết yếu.
Để tạo ra một chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp rất quan trọng bởi vì điều này đảm bảo rằng sẽ có thể đo lường được, có những tác động và có sự nỗ lực phối hợp để hướng tới mục tiêu kinh doanh chính của doanh nghiệp. Bài viết lần này của Geneat sẽ cho các bạn biết chi tiết các bước để có thể xây dựng một chiến lược chuyển đổi số ngay từ những bước đầu tiên.
1. Xác định lý do và mục tiêu của chuyển đổi số doanh nghiệp
Vấn đề cần quan tâm ở đây chính là thuật ngữ “chuyển đổi số” mang nhiều ý nghĩa đối với rất nhiều người. Điều này làm cho các nhà lãnh đạo tin rằng việc chuyển đổi số với sự “dẫn dắt” của công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công với cách tiếp cận này họ đã tiến hành thảo luận sau đó tiến hành chuyển đổi số cho doanh nghiệp của mình. Nhưng đây lại là một cách tiếp cận ngược và đã rất nhiều doanh nghiệp thất bại.
Lý tưởng cho việc thiết lập một chiến lược chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần bắt đầu từ việc xác nhận nhu và mục tiêu kinh doanh của mình từ đó xây dựng nên chiến lược chuyển đổi số cho riêng mình. Doanh nghiệp cần đưa ra kế hoạch dài hạn cho chiến lược chuyển đổi số của công ty. Điều này dẫn đến cuộc thảo luận về chuyển đổi số từ một vị trí khác biệt và hiệu quả hơn so với việc bắt đầu bằng công nghệ. Để chuyển đổi số, doanh nghiệp cần có một mô hình kinh doanh hấp dẫn và xác định rõ ràng giá trị kinh doanh của mình.
Điều này bắt đầu từ cuộc trò chuyện của các cấp C-Suite; một bước quan trọng để chuyển đổi số đó chính là chuyển đổi văn hóa song hành với chuyển đổi kỹ thuật số.
*C-Suite hay còn gọi là C-Level là một biệt ngữ được sử dụng rộng rãi nhằm mô tả cụm các giám đốc điều hành cấp cao quan trọng nhất của một tập đoàn
2. Thay đổi phù hợp chuyển đổi số
Như những điều mà Geneat đã đề cập ở bước 1, sự nhiệt tình và hỗ trợ nhiệt tình của C-Suite đối với việc chuyển đổi số là một điều rất quan trọng cũng như việc thay đổi văn hóa theo thời gian trong doanh nghiệp.
“Công nghệ không phải là trái tim của chuyển đổi số, mà đó là con người” – Nicholas Leeder, Phó Chủ tịch Giải pháp chuyển đổi số của PTC.
Doanh nghiệp cần phát triển tư duy các bộ phận đại diện chuỗi giá trị như Công nghệ thông tin, bán hàng, marketing, thiết kế v.v. nhằm làm bước đầu cho khởi động hệ thống quản trị đáp ứng cho việc thực thi chiến lược chuyển đổi số.
Chuyển đổi số doanh nghiệp luôn đi kèm với thách thức, do đó các nhà lãnh đạo cần điều hành và nắm rõ được văn hóa làm việc của toàn thể doanh nghiệp để có thể tránh được những sai lầm và xây dựng dựa trên những thành công.
3. Bắt đầu nhỏ nhưng có chiến lược
Chuyển đổi số doanh nghiệp chính là một hành trình của bản thân doanh nghiệp chứ không phải là một sự kiện và việc xác định hoặc triển khai thử nghiệm một ý tưởng (proof of concept) ban đầu của dự án là rất quan trọng. Đây sẽ là thứ tạo nên tiền đề cho các sáng kiến trong tương lai và giúp thu hút sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo và các nhóm.
Được gọi là chuyển đổi số vì việc này cần rất nhiều thời gian, không đơn giản triển khai hôm nay ngày mai sẽ đạt được. Do đó, doanh nghiệp cần bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất nhưng phải luôn đảm bảo chiến lược. Điều này sẽ góp phần chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp diễn ra một cách trơn tru và phù hợp.
Có thể bạn quan tâm các giai đoạn của chuyển đổi số: 3 giai đoạn chuyển đổi số và cách chuyển đổi số thành công
4. Triển khai công nghệ
Vì là chuyển đổi số nên công nghệ sẽ trở thành một công cụ hoặc đòn bẩy cần thiết để giúp doanh nghiệp đạt được các kết quả kinh doanh mà mình xác định và mong muốn. Một số công nghệ giúp doanh nghiệp đạt được chuyển đổi số bao gồm:
- Mobile
- IoT
- Digital Twin
- Robotics
- Cloud
- Artificial Intelligence & Machine Learning
- Augmented Reality
- Additive Manufacturing
Doanh nghiệp của chúng tôi đã dùng một trong những công nghệ này để có thể phát triển và triển khai các dự án của mình. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng nhưng vẫn còn thiếu một số mảnh ghép đã ngăn cản giá trị kinh doanh thực sự từ việc áp dụng công nghệ.
Doanh nghiệp cần phải xây dựng và lựa chọn một chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp dài hạn đồng thời tìm kiếm đối tác để có sự kết nối phù hợp và áp dụng kiến thức chuyên môn của hai bên từ đó áp dụng công nghệ một cách tối ưu nhất.
5. Tìm kiếm đối tác có chuyên môn
Khi doanh nghiệp xem xét lựa chọn về công nghệ và đối tác công nghệ của mình, cần ghi nhớ tầm nhìn tương lai cũng như đưa ra các câu hỏi cho chính mình như:
- Công nghệ và nhà cùng cấp có hỗ trợ doanh nghiệp bạn mở rộng quy mô không?
- Liệu đối tác có thể hỗ trợ bạn trong chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp dài hạn?
- Công nghệ đối tác tích hợp công nghệ hiện có của bạn như thế nào?
- Họ có công nghệ và chuyên môn phù hợp cho từng trường hợp sử dụng cụ thể và ngành của bạn hay không?
- Họ đã đạt được kết quả gì với các trường hợp sử dụng/ứng dụng tương tự với các công ty tương tự?
Một khía cạnh quan trọng của bước này chính là một công nghệ giải quyết vấn đề khó khăn của một bộ phận nhưng không phải là công nghệ hoặc giải pháp phù hợp để mở rộng quy mô toàn thể doanh nghiệp.
Tìm kiếm các đối tác bổ sung, tăng cường và kích hoạt tầm nhìn chuyển đổi số của bạn. Ở Geneat chúng tôi có đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm luôn đưa ra những giải pháp tối ưu biến ý tưởng của đối tác thành hiện thực.
6. Phản hồi, đánh giá và điều chỉnh khi cần thiết
Doanh nghiệp cần tạo ra một vòng phải hồi mạnh mẽ đối với các bên liên quan để đảm bảo mọi người đều có thể học hỏi được kinh nghiệm khi chiến lược chuyển đổi số thực thi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đánh giá tiến độ chuyển đổi số nhằm thực hiện chuyển đổi đúng tiến độ cũng như theo dõi và đưa ra những điều chỉnh khi cần thiết. Chỉ có như vậy quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp mới thực sự hiệu quả.
7. Xác định quy mô cho chuyển đổi số doanh nghiệp
Lúc này, doanh nghiệp của bạn sẽ bắt đầu thấy kết quả từ các trường hợp sử dụng ban đầu mà doanh nghiệp nêu trong chiến lược chuyển đổi số. Qua đó tận dụng những thành công ở bước đầu nhằm tạo động lực và sự hợp tác xung quanh các bước tiếp theo cũng như chiến lược dài hạn của mình. Khi quá trình chuyển đổi số có tiến triển tốt, các cách thức kỹ thuật số chuyển đổi vật lý sẽ dần xuất hiện từ đó doanh nghiệp sẽ xem xét và mở rộng quy mô của mình chuẩn bị cho các bước tiếp theo.
Pingback: 10 giải pháp tối ưu chi phí cho doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0 - Geneat Software
Pingback: 10 giải pháp công nghệ giútối ưu chi phí cho doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0 - Geneat Software