Thuật ngữ “phần mềm” từ lâu đã không còn là một từ xa lạ đối với con người hiện đại. Phần mềm có trong hầu hết các thiết bị điện tử để phục vụ một mục đích nào đó. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi các nhà phát thiết kế phần mềm này như thế nào hay chưa? Hãy cùng Geneat Software tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Quy trình thiết kế phần mềm là gì?

Quy trình thiết kế phần mềm – Software Development Life Cycle (SDLC) là quy trình để xây dựng, thiết kế và phát triển phần mềm trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Những nhà phát triển phần mềm sử dụng quy trình này để đảm bảo sản phẩm cuối cùng có thể thỏa mãn nhu cầu của người dùng. (Tham khảo: Coursera)

Các bước trong quy trình có thể được thay đổi và tối ưu để có thể đem lại kết quả tốt nhất với chi phí thấp nhất. Hiện nay có nhiều mô hình thiết kế và tùy theo lựa chọn của doanh nghiệp mà có thể chọn quy trình thiết kế phần mềm cho phù hợp. 

Một SDLC tốt đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng sẽ thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Như vậy, việc một nhà phát triển phần mềm hiểu rõ về các quy trình trong SDLC là rất quan trọng

các giai đoạn trong quy trình thiết kế phần mềm
Các giai đoạn trong quy trình thiết kế phần mềm

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm là gì? Một số điều nên biết về phần mềm (geneat.vn)

Các quy trình thiết kế phần mềm

Quy trình thiết kế phần mềm bao gồm 7 bước như sau:

Giai đoạn 1: Lên kế hoạch và thu thập, phân tích yêu cầu

Sau khi lên kế hoạch ban đầu, có thể thực hiện phân tích nhu cầu của thị trường qua các sự khảo sát, phỏng vấn của bộ phận đảm nhiệm phần marketing hoặc phân tích thị trường. Độ hoàn thiện của phần mềm sau này sẽ tùy thuộc vào việc phân tích thông tin cũng như cảm nhận sớm của khách hàng. 

Giai đoạn 1: Lên kế hoạch và thu thập, phân tích yêu cầu

Giai đoạn 2: Đưa ra những yêu cầu cần thực hiện

Trong bước này, toàn bộ các yêu cầu cần phải làm cho sản phẩm sẽ được đặt ra. Những yêu cầu này xuất phát từ các khách hàng, các nhà phân tích thị trường và các bên liên quan. Sẽ có một tài liệu tổng hợp và liệt kê các yêu cầu này xuyên suốt thời gian thực hiện dự án. 

Giai đoạn 2: Đưa ra những yêu cầu cần thực hiện

Giai đoạn 3: Thiết kế kiến trúc phần mềm

Với những yêu cầu được đặt ra trong SRS, các nhà phát triển có thể thực hiện nhiều thiết kế khác nhau cho cấu trúc của phần mềm. Những cách thiết kế ấy có thể được ghi lại trong một tài liệu khác gọi là DDS (Design Document Specification).

Giai đoạn 3: Thiết kế kiến trúc phần mềm

Giai đoạn 4: Phát triển sản phẩm

Đầu tiên là giai đoạn xây dựng nền móng cho sản phẩm. Lập trình viên sẽ lập trình các tính năng và sử dụng các bản thử nghiệm đã được xây dựng bởi các bên liên quan. Các lập trình viên có thể sử dụng thêm các công cụ trợ giúp hay sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Java, C/C++, C#, Python,… để tạo ra sản phẩm.

Giai đoạn 4: Phát triển sản phẩm

Giai đoạn 5: Kiểm thử sản phẩm và tích hợp

Sau giai đoạn thứ 4, việc kiểm tra xem liệu phần mềm có hoạt động tốt hay không là rất cần thiết. Lưu ý là nên có các bài kiểm tra được làm tối giản ở từng  giai đoạn nhỏ bên trên. Điều này có thể giúp các nhà phát triển giảm thiểu tối đa các lỗi phát sinh trong quá trình thiết kế và phát triển.

Sau khi đảm bảo không có lỗi xuất hiện, các nhà phát triển sẽ tiến hành bước tiếp theo.

Giai đoạn 5: Kiểm thử sản phẩm và tích hợp

Giai đoạn 6: Triển khai (Deployment)

Sau khi kiểm thử sản phẩm một cách chi tiết, các phần mềm sẽ được đưa vào sử dụng. Từ đó, sản phẩm có thể được kiểm thử trong một thị trường. Nếu phần mềm hoạt động tốt, công ty phát hành có thể phát hành một sản phẩm tương tự với các chức năng được cải tiến hơn so với phiên bản trước. Song hành với việc triển khai cũng là việc giám sát sản phẩm. 

Giai đoạn 6: Triển khai (Deployment)

Giai đoạn 7: Bảo trì (Maintenance)

Bảo trì phần mềm là quá trình điều chỉnh và cải thiện phần mềm sau khi nó đã được triển khai và đang được sử dụng. Quá trình này bao gồm các hoạt động nhằm duy trì, sửa chữa, và nâng cấp phần mềm để đảm bảo nó tiếp tục hoạt động một cách hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu thay đổi của người dùng hoặc môi trường.

Bảo trì phần mềm là một phần quan trọng trong vòng đời phần mềm, đảm bảo phần mềm tiếp tục hoạt động ổn định và đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của người dùng.

Giai đoạn 7: Bảo trì (Maintenance)

Một số quy trình thiết kế phần mềm phổ biến

Các quy trình thiết kế phần mềm được sử dụng để quản lý và kiểm soát quá trình phát triển phần mềm từ khâu lập kế hoạch đến khi triển khai và bảo trì. Dưới đây là các mô hình phổ biến:

Mô hình thác nước (Waterfall Model):

  • Đặc điểm: Đây là mô hình cơ bản và truyền thống nhất của SDLC. Nó có cấu trúc tuyến tính và tuần tự, với mỗi giai đoạn phải hoàn thành trước khi giai đoạn tiếp theo bắt đầu.
  • Ưu điểm: Đơn giản và dễ hiểu, cung cấp kết quả đầu ra hữu hình sau mỗi giai đoạn.
  • Nhược điểm: Thiếu tính linh hoạt, khó thay đổi sau khi một giai đoạn đã hoàn thành. Không phù hợp với các dự án yêu cầu sự thay đổi liên tục.
Minh họa mô hình thác nước
Minh họa mô hình thác nước

Mô hình linh hoạt (Agile Model):

  • Đặc điểm: Được thiết kế để thích ứng với các yêu cầu thay đổi nhanh chóng. Tập trung vào việc hoàn thành dự án nhanh chóng thông qua các vòng lặp phát triển ngắn (sprints) và liên tục cải tiến.
  • Ưu điểm: Linh hoạt, dễ thích nghi với sự thay đổi, tương tác liên tục với khách hàng.
  • Nhược điểm: Có thể khó quản lý nếu không có sự kỷ luật và kỹ năng quản lý dự án tốt.
Mô hình linh hoạt
Minh họa mô hình linh hoạt

Mô hình xoắn ốc (Spiral Model):

  • Đặc điểm: Tập trung vào việc xử lý rủi ro, với nhiều vòng xoắn ốc biểu thị các giai đoạn của mô hình. Mỗi vòng xoắn bao gồm các bước như lập kế hoạch, phân tích rủi ro, phát triển và đánh giá.
  • Ưu điểm: Quản lý rủi ro hiệu quả, linh hoạt và thích ứng với sự thay đổi.
  • Nhược điểm: Phức tạp và đòi hỏi kỹ năng quản lý cao, có thể tốn kém.
Mô hình xoắn ốc
Minh họa mô hình xoắn ốc

Mô hình hình chữ V (V-Model):

  • Đặc điểm: Phát triển theo hình chữ V, với mỗi giai đoạn phát triển đi kèm với một giai đoạn thử nghiệm. Các giai đoạn phát triển và thử nghiệm diễn ra song song và tuần tự.
  • Ưu điểm: Nhấn mạnh kiểm tra và xác minh tại mỗi giai đoạn, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Nhược điểm: Thiếu tính linh hoạt, khó thay đổi sau khi các giai đoạn đã hoàn thành.
Mô hình chữ V
Minh họa mô hình chữ V

Mỗi quy trình thiết kế phần mềm có những ưu điểm và nhược điểm riêng, và việc lựa chọn mô hình phù hợp phụ thuộc vào tính chất của dự án, yêu cầu của khách hàng và khả năng quản lý của đội ngũ phát triển.

Vì sao quy trình thiết kế phần mềm lại quan trọng?

Quy trình thiết kế phần mềm rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì những lý do sau:

  • Quản lý thời gian và chi phí: SDLC giúp xác định rõ ràng các giai đoạn phát triển, từ việc lập kế hoạch, thiết kế, triển khai cho đến kiểm thử và bảo trì. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Quy trình thiết kế phần mềm có các bước kiểm thử và đánh giá chất lượng phần mềm, đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn cao và đáp ứng yêu cầu của người dùng.
  • Giảm rủi ro và lỗi: Bằng cách tuân theo một quy trình phát triển hệ thống chặt chẽ, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro và phát hiện lỗi sớm trong quá trình phát triển.
  • Tăng tính linh hoạt: Đối với các mô hình quy trình thiết kế phần mềm như Agile, doanh nghiệp có thể linh hoạt thay đổi yêu cầu và thích nghi với sự thay đổi của khách hàng một cách nhanh chóng.
  • Nâng cao hiệu suất làm việc: Quy trình SDLC giúp tạo ra một khuôn khổ làm việc rõ ràng và nhất quán, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc của đội ngũ phát triển và các bên liên quan.
  • Dễ dàng bảo trì và nâng cấp: Một sản phẩm phần mềm được phát triển theo SDLC có cấu trúc rõ ràng, tài liệu đầy đủ, giúp cho việc bảo trì và nâng cấp sau này trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Như vậy, bạn đọc đã cùng Geneat Software tìm hiểu về quy trình thiết kế phần mềm, một số loại mô hình trong thiết kế phần mềm phổ biến, cũng như tầm quan trọng của quy trình thiết kế. Ngoài ra, Geneat Software cũng đang cung cấp các dịch vụ chuyển đổi số và thiết kế phần mềm quản lý theo yêu cầu, hãy liên hệ ngay để được tư vấn.

Geneat Software - Triển khai phần mềm Quản lý chuyên nghiệp

Điều hành hiệu quả - Kinh doanh thắng lợi

Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 093 457 1626
Email: support@geneat.vn 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *