Trong thời đại công nghệ số phát triển vượt bậc, yêu cầu tạo ra và phát triển những phần mềm (software) để phục vụ cho các nhu cầu trong cuộc sống,  theo đó cũng tăng lên nhanh chóng. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng Geneat Software tìm hiểu phần mềm là gì, một số loại phần mềm phổ biến và hai loại mã nguồn đóng và mã nguồn mở.

Định nghĩa

Phần mềm là một tập hợp những tệp tin chứa mã nguồn, chứa dữ liệu và có khả năng điều khiển một phần (hoặc toàn bộ) phần cứng, hoặc hỗ trợ các phần mềm khác ra lệnh cho thiết bị điện tử thực thi một công việc nhất định. 

Phần mềm có khả năng giúp người dùng bỏ qua những bước phức tạp để có thể sử dụng các thiết bị điện tử một cách dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi.

Một số loại phần mềm phổ biến

Phần mềm ứng dụng

Có thể gọi tắt là “ứng dụng”. Ứng dụng xuất hiện rất nhiều trong đời sống hằng ngày. Một ứng dụng có nhiệm vụ hỗ trợ người dùng thực hiện một yêu cầu cụ thể nào đó, hoặc nó cũng có thể là công cụ hỗ trợ để máy tính thực thi một chương trình khác.

Trong thực tế, có thể kể đến một số ứng dụng hữu ích như:

  • Công cụ soạn thảo văn bản Microsoft Word được tin dùng trong việc soạn thảo tài liệu học tập, hợp đồng,…
  • Môi trường phát triển tích hợp (IDE) Visual Studio là một trong những môi trường phổ biến nhất để lập trình game, web,…
  • Trình duyệt web Google Chrome được sử dụng để tìm kiếm thông tin hoặc truy cập vào các trang web trên Internet.

Có thể bạn chưa biết: Theo thống kê của trang Staticounter, trình duyệt web Google Chrome chiếm tới 65% tổng thị trường thế giới, biến phần mềm này trở thành trình duyệt phổ biến nhất.

Một số phần mềm ứng dụng của Microsoft
Một số phần mềm ứng dụng của Microsoft

Phần mềm hệ thống 

Phần mềm hệ thống cung cấp môi trường để có thể sử dụng được các ứng dụng. Chúng được thiết kế để giúp người dùng có thể thao tác và điều khiển các thiết bị điện tử một cách dễ dàng hơn. Các hệ thống thường thấy là:

Hệ điều hành: Đây là phần quan trọng nhất trong các thiết bị điện tử thông minh. Hệ điều hành có chức năng quản lý tài nguyên và cung cấp giao diện người dùng. Một số hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như Windows, IOS, Android, Linux.

Cũng theo kết quả thống kê của trang Statista: Thị trường toàn cầu của Windows đạt 72%, giữ vững ngôi vị là hệ điều hành máy tính phổ biến nhất thế giới.

mot so phan mem he dieu hanh
Một số phần mềm hệ điều hành nổi tiếng

Trình điều khiển thiết bị (Driver): Driver không chỉ có khả năng giúp các bộ phận trong thiết bị giao tiếp với nhau mà còn có khả năng giúp kết nối các thiết bị khác nhau theo một phương pháp đặc trưng. Chẳng hạn driver giúp người dùng sử dụng chuột và bàn phím trên máy tính qua kết nối USB hoặc Bluetooth

Phần mềm độc hại (malware): 

Malware là nhưng chương trình do các tin tặc tạo ra và có khả năng đánh cắp dữ liệu của người dùng hoặc phá hủy chức năng của các thiết bị điện tử thông minh. Có rất nhiều loại malware như Virus, Trojan, Ransomware, …

Một trong những virus nguy hiểm nhất lịch sử là Mydoom. Bị phát hiện vào năm 2004, Mydoom đã càn quét và lây lan khắp thế giới, gây nên thiệt hại hàng tỷ USD.

Phần mềm độc hại malware
Malware là các phần mềm độc hại

Phần mềm mã nguồn mở và mã nguồn đóng

Mã nguồn mở (Open Source Software – OSS)

Mã nguồn mở là thuật ngữ chỉ những phần mềm mà mã nguồn của được công khai. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể truy cập, sử dụng, thay đổi và phân phối lại mã nguồn theo các điều kiện giấy phép nhất định. Thông thường, các phần mềm mã nguồn mở có giá rất thấp hoặc miễn phí.

Ưu điểm của mã nguồn mở:

  1. An toàn thông tin: Người dùng có thể xem và kiểm tra mã nguồn để đảm bảo không có mã độc hoặc các yếu tố gây hại.
  2. Khả năng tùy chỉnh: Người dùng có thể điều chỉnh phần mềm theo nhu cầu riêng của mình.
  3. Giá thành hợp lý: Hầu hết các phần mềm mã nguồn mở đều miễn phí hoặc có chi phí rất thấp so với phần mềm mã nguồn đóng.
  4. Cộng đồng hỗ trợ: Các phần mềm mã nguồn mở thường có một số cộng đồng các nhà phát triển và người dùng cùng tham gia đóng góp, phát triển và hỗ trợ phần mềm.

Nhược điểm của mã nguồn mở:

  1. Hỗ trợ kỹ thuật hạn chế: Thông thường các phần mềm mã nguồn mở sẽ không có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật thường trực như các dịch vụ phần mềm khác.
  2. Tính phức tạp cao: Đối với người dùng có hiểu biết hạn chế về kiến thức kỹ thuật, việc cài đặt và sử dụng phần mềm có thể phức tạp.

Một số phần mềm mã nguồn mở nổi tiếng:

  • Android: Hệ điều hành phổ biến trên các thiết bị di động.
  • Firefox: Trình duyệt web với nhiều tính năng bảo mật và tùy chỉnh.
  • Linux: Hệ điều hành máy tính với nhiều phiên bản khác nhau, nổi tiếng về tính ổn định và bảo mật.
  • GitHub: Nền tảng quản lý mã nguồn và hợp tác phát triển phần mềm nổi tiếng nhất thế giới.

Mã nguồn đóng (Closed Source Software – CSS)

Mã nguồn đóng là những phần mềm mà mã nguồn của chúng không được công khai ra thị trường. Mã nguồn chỉ có thể được thay đổi bởi chủ sở hữu phần mềm và đều được bảo mật theo nhiều phương thức khác nhau. Người dùng nếu muốn sử dụng phần mềm phải trả phí bản quyền hoặc mua giấy phép sử dụng.

Ưu điểm của mã nguồn đóng:

  1. Đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp: Các nhà phát triển thường cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp và nhanh chóng.
  2. Đảm bảo tính ổn định: Phần mềm mã nguồn đóng thường được kiểm tra và phát triển kỹ lưỡng trước khi phát hành.
  3. Giao diện thân thiện với người dùng: Thường được thiết kế dễ sử dụng, phù hợp với người dùng phổ thông.
  4. Có hệ thống bảo mật tốt: Mã nguồn được bảo mật và kiểm soát chặt chẽ, hạn chế nguy cơ bị tấn công.

Nhược điểm của mã nguồn đóng:

  1. Chi phí cao: Người dùng phải trả phí bản quyền hoặc mua giấy phép sử dụng, đôi khi chi phí khá đắt đỏ.
  2. Tính tùy biến thấp: Người dùng không thể chỉnh sửa mã nguồn để phù hợp với nhu cầu cá nhân.
  3. Phụ thuộc vào nhà phát triển: Nếu nhà phát triển ngừng hỗ trợ hoặc ngừng kinh doanh, người dùng có thể gặp khó khăn.

Một số phần mềm mã nguồn đóng phổ biến:

  • Microsoft Windows: Hệ điều hành phổ biến nhất trên máy tính cá nhân.
  • macOS: Hệ điều hành dành riêng cho các sản phẩm của Apple.
  • Skype: Ứng dụng liên lạc và hội họp trực tuyến của Microsoft.

Có thể bạn quan tâm: 8 phần mềm ứng dụng nổi tiếng của Microsoft.

So sánh

Tính khả dụng và chi phí:

  • Mã nguồn mở: Thường miễn phí hoặc có chi phí rất thấp.
  • Mã nguồn đóng: Thường có chi phí cao, đòi hỏi trả phí bản quyền.

Tính tùy biến:

  • Mã nguồn mở: Người dùng có thể thay đổi và điều chỉnh theo nhu cầu cá nhân.
  • Mã nguồn đóng: Không cho phép người dùng thay đổi mã nguồn, ít tùy biến.

Hỗ trợ và bảo trì:

  • Mã nguồn mở: Hỗ trợ chủ yếu từ cộng đồng, có thể không ổn định hoặc không chuyên nghiệp.
  • Mã nguồn đóng: Hỗ trợ từ nhà phát triển chuyên nghiệp, đảm bảo tính liên tục và chất lượng.

Bảo mật:

  • Mã nguồn mở: Bảo mật dựa trên sự minh bạch và sự đóng góp của cộng đồng.
  • Mã nguồn đóng: Bảo mật thông qua việc kiểm soát chặt chẽ mã nguồn và quyền truy cập.
So sánh phần mềm mã nguồn mở và phần mềm mã nguồn đóng
So sánh phần mềm mã nguồn mở và phần mềm mã nguồn đóng

Phần mềm giờ đây đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, từ việc quản lý công việc hàng ngày đến giải trí và giao tiếp. Hiểu rõ về phần mềm giúp chúng ta sử dụng công nghệ một cách hiệu quả hơn và tận dụng tối đa các tiện ích mà chúng mang lại.

Geneat Software - Triển khai phần mềm Quản lý chuyên nghiệp

Điều hành hiệu quả - Kinh doanh thắng lợi

Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 093 457 1626
Email: support@geneat.vn 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *