Với sự phát triển thần tốc của công nghệ thông tin, các tin tặc đã tạo ra, phát triển và lây lan hàng loạt malware (phần mềm độc hại) trên Internet với tốc độ chóng mặt. Vì vậy, hãy cùng Geneat Software tìm hiểu về malwware cũng như cách phòng tránh chúng qua bài viết dưới đây.

Định nghĩa phần mềm độc hại

Malware (viết tắt của Malicious Software) là khái niệm dùng để chỉ bất kỳ phần mềm nào được thiết kế để gây hại cho các thiết bị điện tử thông minh. Mục tiêu chính của các phần mềm này là xâm nhập, làm gián đoạn, đánh cắp dữ liệu, hoặc gây thiệt hại cho hệ thống bị lây nhiễm. Trên thực tế các vụ tấn công mạng đều liên quan đến các phần mềm độc hại. (Tham khảo: Wikipedia)

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm là gì? Một số điều nên biết về phần mềm

Các loại malware phổ biến

  • Virus: Virus là một loại malware tự gắn vào các tệp hợp pháp và lây lan khi tệp này được thực thi. Virus có thể gây ra hư hại cho tệp, phần mềm, hoặc thậm chí toàn bộ hệ thống.
  • Worm: Khác với virus, worm tự sao chép và lây lan mà không cần sự can thiệp của người dùng và nhanh chóng lan rộng qua mạng và gây tắc nghẽn lưu lượng mạng, làm giảm hiệu suất hệ thống.
  • Trojan: Thường ẩn trong các phần mềm có khả năng đánh lừa hệ thống. Khi được cài đặt, trojan có thể mở cửa sau (Backdoor) cho hacker truy cập vào hệ thống, đánh cắp dữ liệu, hoặc cài đặt máy trở thành các zombie nằm trong mạng lưới tấn công.
  • Ransomware: Ransomware khóa dữ liệu của người dùng để tống tiền. Loại malware này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về tài chính và dữ liệu.
  • Spyware: Spyware theo dõi hoạt động của người dùng mà không được họ biết đến, thu thập thông tin cá nhân và dữ liệu nhạy cảm. Spyware thường được sử dụng để thu thập thông tin cho mục đích quảng cáo hoặc đánh cắp thông tin tài khoản.
  • Adware: Adware tự động hiển thị quảng cáo trên máy tính của người dùng. Dù adware không phải lúc nào cũng nguy hiểm, nhưng nó có thể gây phiền toái và làm chậm hệ thống.
  • Rootkit: Rootkit là phần mềm được thiết kế để ẩn các hoạt động của malware khác, làm cho chúng khó bị phát hiện và loại bỏ. Rootkit thường được sử dụng để duy trì quyền kiểm soát hệ thống sau khi tấn công.
mot-so-loai-malware-pho-bien
Một số loại malware phổ biến

Một số giai đoạn đáng chú ý trong lịch sử hình thành Malware

Lý thuyết về malware bắt đầu được phát triển – 1966

John von Neumann, một kĩ sư tiên phong trong lĩnh vực toán học đã bắt đầu phát triển lý thuyết về một loại chương trình có khả năng tự sinh sản và phát tán ra toàn bộ hệ thống. Công trình của ông, Theory of Self-Reproduced Automata được coi là nền tảng lý thuyết về virus máy tính.

Worm máy tính đầu tiên1971

Worm máy tính đầu tiên là Creeper, được tạo ra bởi lập trình viên Bob Thomas. Ban đầu, Thomas tạo ra Creeper để thử nghiệm khả năng ảnh hưởng của một chương trình có khả năng tự sản sinh và có tính lây lan cao lên hệ thống ARPANET.

Vào năm 1972, Tomlinson đã tạo ra Reaper, chương trình diệt virus đầu tiên, được thiết kế để xóa Creeper.

Robert Morris, tội phạm công nghệ cao đầu tiên – 1988

Một sinh viên của MIT, Robert Morris đã tạo ra một worm có khả năng lây lan cực cao. Phần mềm mà Robert tạo ra không chỉ nhân bản khi một máy tính khác bị nhiễm, mà còn tự sinh sôi trong hệ thống. Kéo theo đó, worm của Robert đã làm cho hàng loạt hệ thống trên toàn thế giới phải dừng hoạt động.

Về sau worm của Robert được đặt tên là Morris Worm, và do đây là vụ việc tấn công mạng đầu tiên có quy mô trên toàn thế giới và gây ra thiệt hại hàng triệu đô, Robert Morris đã bị kết án là tin tặc đầu tiên ở Mỹ.

Virus lây lan qua mạng xã hội đầu tiên, ILOVEYOU – 2000

Một lập trình viên 24 tuổi đến từ Philippiens, Onel de Guzman đã tạo ra một loại virus có khả năng phát tán qua hệ thống thư điện tử. Virus được ẩn trong một tập tin nén với một cái tên giả mạo một bức thư tình. Nếu nạn nhân tò mò tải xuống để thử đọc tập tin, virus sẽ ngay lập tức hoạt động.

ILOVEYOU đã lấy cắp mật khẩu và gây thiệt hại cho hàng triệu người dùng, thậm chí còn làm hệ thống máy tính của Nghị viện Vương quốc Anh. Tuy nhiên người tạo ra virus vẫn được thả tự do vì chưa hề phạm phải bất cứ điều luật nào.

Mydoom worm – 2004

Là một phiên bản cải tiến của ILOVEYOU, Mydoom là một trong những phần mềm độc hại gây ra tổn thất lớn nhất trong lịch sử. Mydoom đã gây thiệt hại hơn 35 tỷ đô sau cuộc càn quét của mình. Không chỉ vậy, những hệ thống máy tính bị lây nhiễm còn tạo thành một mạng lưới tấn công DDoS.

Mặc dù đã gây ra tổn thất rất lớn ở quy mô toàn cầu, các cơ quan, chuyên gia phụ trách ngành an ninh mạng vẫn chưa thể xác định được danh tính của thủ phạm thực sự đằng sau Mydoom.

Emotet trojan – 2014

Là một trong những ví dụ điển hình của một malware đa hình. Sau mỗi lần nhân bản, Emotet lại thay đổi một phần mã nguồn của chính nó và tạo ra một phiên bản khác cũng nguy hiểm không hề kém cạnh.

Trên thực tế, việc một trojan có khả năng biến đổi liên tục như vậy sẽ khiến các phần mềm chống virus gặp khó khăn hơn nhiều trong việc nhận diện và tiêu diệt.

Cách thức phát tán của phần mềm độc hại

Malware có thể lây lan qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm:

  • Qua email lừa đảo: Tin tặc mạo danh các email lừa đảo chứa liên kết hoặc tệp đính kèm độc hại để làm người dùng tải malware về máy.
  • Tải xuống phần mềm: Tải xuống phần mềm từ các nguồn không đáng tin cậy có thể dẫn đến rủi ro bảo mật.
  • Truy cập trang web độc hại: Truy cập các trang web không an toàn có thể khiến máy tính bị lây nhiễm malware.
  • Sử dụng thiết bị ngoại vi không bảo đảm: Phần mề độc hại trong các thiết bị lưu trữ di động có thể lây lan malware sang các thiết bị khác.
malware lây lan qua các mạng lưới thông tin
Malware lây lan chủ yếu qua Internet

Tác hại

Malware có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:

  • Làm mất dữ liệu: Malware có thể xóa, mã hóa hoặc đánh cắp dữ liệu quan trọng.
  • Tốn kém tài chính: Chi phí để khôi phục dữ liệu, sửa chữa hệ thống, hoặc trả tiền chuộc có thể sẽ lớn hơn rất
  • Giảm hiệu suất hệ thống: Malware có thể làm chậm hoặc làm gián đoạn hoạt động của hệ thống.
  • Nguy cơ bị mất hoặc rò rỉ thông tin: Thông tin của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp và các dữ liệu bí mật có thể bị đánh cắp và sử dụng cho mục đích xấu.

Phòng tránh phần mềm độc hại

Để bảo vệ hệ thống khỏi malware, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau:

  1. Cài đặt phần mềm bảo mật: Sử dụng phần mềm diệt virus và phần mềm bảo mật để phát hiện và loại bỏ malware.
  2. Cập nhật phần mềm thường xuyên: Cập nhật hệ điều hành, trình duyệt và các phần mềm khác để bảo vệ khỏi các lỗ hổng bảo mật.
  3. Tránh tải xuống từ các nguồn không đáng tin cậy: Chỉ tải xuống phần mềm và tệp từ các nguồn tin cậy.
  4. Thận trọng với email lạ: Không mở liên kết hoặc tệp đính kèm trong email từ những nguồn không rõ ràng.
  5. Sao lưu dữ liệu định kỳ: Thường xuyên sao lưu dữ liệu quan trọng để đảm bảo có thể khôi phục khi bị tấn công.
  6. Sử dụng tường lửa: Kích hoạt tường lửa để ngăn chặn truy cập không mong muốn vào hệ thống.

Malware là một mối đe dọa nghiêm trọng đối. Hiểu về các loại malware, cách chúng lây lan và tác động của chúng là bước đầu tiên trong việc bảo vệ hệ thống và dữ liệu. Thực hiện các biện pháp phòng tránh và duy trì cảnh giác sẽ giúp giảm nguy cơ bị tấn công và thiệt hại do malware gây ra.

Geneat Software - Triển khai phần mềm Quản lý chuyên nghiệp

Điều hành hiệu quả - Kinh doanh thắng lợi

Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 093 457 1626
Email: support@geneat.vn 

1 thoughts on “Malware (phần mềm độc hại) là gì? Những điều bạn có thể chưa biết về Malware

  1. Pingback: Trojan là gì? Tác hại và cách phòng tránh trojan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *