Con người vốn dĩ đã có cách lưu trữ thông tin từ rất lâu trước đây: những phiến đá khắc hình của người Ai Cập, những mẩu giấy da của người Mông Cổ, nếu được sử dụng để ghi lại thông tin thì đều có thể được coi là một cơ sở dữ liệu. Trong thời đại máy tính ngày nay, chúng ta lại sử dụng cơ sở dữ liệu để lưu trữ những thông tin cần thiết cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng Geneat Software tìm hiểu về cơ sở dữ liệu và vì sao đây là một thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại.

cơ sở dữ liệu là gì ?
Database đã và đang là một lĩnh vực đầy tiềm năng

Định nghĩa

Một cơ sở dữ liệu là những thông tin được lưu trữ một cách lâu dài trong hệ thống máy tính. Để điều khiển cơ sở dữ liệu, người ta phải dùng đến các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (database management system – DBMS). Thông thường, người ta sẽ gọi tắt cơ sở dữ liệu (CSDL), hệ quản trị cơ sở dữ liệu (HQCSDL) và những phần liên quan tới cả hai thành cơ sở dữ liệu để thuận tiện hơn trong việc giao tiếp, làm việc cũng như nghiên cứu.

Bằng việc ứng dụng hệ thống máy tính, một cơ sở dữ liệu có thể lưu trữ một lượng thông tin rất lớn với hàng trăm ngàn cho đến hàng triệu đối tượng. Điều này đồng nghĩa với việc sở hữu một CSDL mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích vô cùng to lớn trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu

Đây là những phần mềm được sử dụng để tạo, cập nhật và bảo trì cơ sở dữ liệu. Các phần mềm này cũng được thiết kế sao cho các nhà phát triển có khả năng thao tác với dữ liệu một cách tốt nhất có thể. Bảo mật cũng là một yếu tố quan trọng cần phải nhắc đến khi các vụ tấn công mạng đang xảy ra ngày càng nhiều. Nhìn chung, phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu sẽ có giao diện đồ họa được thiết kế sao cho người dùng có thể tạo lập cơ sở dữ liệu của riêng mình.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System – DBMS)

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng để quản lý hệ cơ sở dữ liệu. Một DBMS thường có khả năng thực hiện các chức năng sau:

  • Giúp người dùng thực hiện tạo cơ sở dữ liệu
  • Giúp người dùng thực hiện truy vấn và cập nhật dữ liệu
  • Cung cấp một dung lượng rất lớn lên đến hàng Terabyte trong thời gian dài
  • Có khả năng bảo trì
  • Cho phép nhiều người sử dụng cùng một lúc

Theo Oracle, đôi khi cũng có thể coi phần mềm cơ sở dữ liệu là một hệ thống quản trị.

Một số ví dụ nổi tiếng cho hệ quản trị có thể bao gồm: MySQL, Microsoft SQL, Oracle.

Những hệ quản trị CSDL nổi tiếng

Lịch sử phát triển

Bắt đầu từ những năm 1960 khi máy tính vừa mới ra đời, ý tưởng về một hệ cơ sở dữ liệu cũng phát triển theo. Sau đây là một số mô hình cơ sở dữ liệu thường gặp:

Mô hình hệ thống tệp tin (1960 – 1980):

Đây là mô hình cơ sở dữ liệu sơ khai nhất, thông tin về mỗi đối tượng chỉ là một dòng trong mỗi file. Mô hình này không có ứng dụng thực tiễn.

Mô hình phân cấp (1970 – 1990):

Mô hình này biểu diễn thông tin giữa các thực thể và mối quan hệ phân cấp cha – con giữa chúng. Đây là một dạng nâng cấp nhẹ so với người đi trước của nó.

Ưu điểm: Dễ hiểu, dễ sử dụng; khả năng truy vấn thông tin nhanh chóng do mối quan hệ giữa các đối tượng khá đơn giản.

Nhược điểm: Không thể hiện được các liên kết thực thể phức tạp; bất cứ thay đổi nào trong hệ thống ít nhiều cũng thay đổi toàn bộ cơ sở dữ liệu.

Minh họa mô hình phân cấp
Minh họa mô hình phân cấp

Mô hình mạng (1970 – hiện tại):

Giống với mô hình phân cấp, nhưng giờ đây mô hình mạng cho nhiều thiết bị kết nối với nhau chứ không chỉ bắt nguồn từ một máy chủ duy nhất.

Ưu điểm: Hệ thống có khả năng được triển khai không quá phức tạp; dữ liệu có thể lấy ra rất nhanh; thể hiện được nhiều mối quan hệ giữa các thực thể, tăng tính linh hoạt của cơ sở dữ liệu.

Nhược điểm: Độ phức tạp của hệ thống tỷ lệ thuận với số lượng máy tính kết nối; các nhược điểm còn lại về cơ bản giống với mô hình dữ liệu phân cấp.

Minh họa mô hình mạng máy tính
Minh họa mô hình mạng máy tính

Mô hình dữ liệu quan hệ (1980 – hiện tại):

Đây là một trong những mô hình dữ liệu cho tới nay vẫn được sử dụng và được đưa vào chương trình giảng dạy tại nhiều trường đại học. Mô hình dữ liệu quan hệ lưu trữ những thuộc tính của một thực thể vào các bảng riêng biệt sao cho giữa chúng có những kết nối chặt chẽ.

Ưu điểm: Hỗ trợ các phép liên kết bảng để có thể truy vấn thông tin; sử dụng các phép liên kết cho việc gán dữ liệu giữa các bảng một cách dễ dàng.

Nhược điểm: Mô hình dữ liệu quan hệ luôn gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo ngữ nghĩa của các thuộc tính cũng như các mối quan hệ giữa các bảng.

Cơ sở dữ liệu quan hệ được tạo thành từ các bảng khác nhau và liên kết bằng khóa

Công cụ làm việc với cơ sở dữ liệu

Các công cụ làm việc với cơ sở dữ liệu bao gồm những phần mềm và ứng dụng hỗ trợ tạo lập, quản lý, và bảo trì cơ sở dữ liệu. Những công cụ này giúp người dùng thực hiện các thao tác với dữ liệu một cách hiệu quả và bảo mật. Các công cụ phổ biến hiện nay gồm có:

  • MySQL: Một hệ quản trị mã nguồn mở, được sử dụng rộng rãi cho các ứng dụng web.
  • Microsoft SQL Server: Là sản phẩm đến từ Microsoft, nổi tiếng với tính năng bảo mật cao và tích hợp tốt với các sản phẩm của Microsoft.
  • Oracle Database: Một trong những hệ quản trị mạnh mẽ và được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp lớn.
  • PostgreSQL: Một hệ quản trị có tính năng mạnh mẽ và thích hợp cho các ứng dụng đòi hỏi tính toàn vẹn và khả năng mở rộng.

Một số hạn chế của cơ sở dữ liệu

  1. Chi phí:
    • Một số hệ quản trị như Oracle có chi phí cấp phép và duy trì rất cao, tạo cho các doanh nghiệp nhỏ áp lực tài chính lớn.
  2. Độ phức tạp:
    • Việc thiết lập và quản lý cơ sở dữ liệu lớn đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao và có thể phức tạp, đặc biệt đối với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phức tạp như Oracle hay SQL Server.
  3. Bảo mật:
    • Mặc dù các hệ quản trị cơ sở dữ liệu hiện đại có nhiều tính năng bảo mật, nhưng vẫn luôn có nguy cơ về an ninh mạng và việc mất mát dữ liệu nếu không được quản lý và bảo vệ đúng cách.
  4. Tính tương thích:
    • Việc di chuyển dữ liệu giữa các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau có thể gặp khó khăn do sự khác biệt về cấu trúc và cú pháp.

Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và khai thác dữ liệu cho doanh nghiệp. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng với những ưu điểm vượt trội về khả năng liên kết bảng, mô hình dữ liệu hướng đối tượng và các công cụ hỗ trợ mạnh mẽ, các DBMS vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp trong việc quản lý thông tin. Việc lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Lời kết

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, việc quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu trở thành yếu tố then chốt để doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về cơ sở dữ liệu và những điều cần biết về chúng. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần thêm thông tin, hãy liên hệ với Geneat Software để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Geneat Software - Triển khai phần mềm Quản lý chuyên nghiệp

Điều hành hiệu quả - Kinh doanh thắng lợi

Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 093 457 1626
Email: support@geneat.vn 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *