“Có phân biệt khái niệm tường minh thì mới có nhận thức đúng đắn, có nhận thức đúng đắn thì mới có hành động đúng đắn” (Trích từ Cẩm nang chuyển đổi số – Bộ Thông tin và Truyền thông)
Chính phủ số và chính phủ điện tử là chủ đề đang nhận được nhiều sự quan tâm, chính vì sự nhầm lẫn giữa hai khai niệm này. Để công tác chủ trương thực hiện, triển khai những nhiệm vụ này đến các địa phương, ta cần phải đảm bảo nhận thức đúng đắn nhất về các nhiệm vụ trên.
Mặc dù có khái niệm khác nhau, song cả hai đều hướng đến cùng một mục tiêu chung chính là nâng cao chất lượng quản lý và phục vụ người dân trong kỷ nguyên vươn mình – kỷ nguyên 4.0. Để phân biệt chính phủ số và chính phủ điện tử, hãy cùng Geneat Software đọc những nội dung được chia sẻ dưới đây.
Lý do dẫn đến sự nhầm lẫn giữa chính phủ số và chính phủ điện tử
Cả hai khái niệm này đều liên quan đến việc sử dụng công nghệ trong các khâu quản lý và cung cấp dịch vụ công. Một số lý do dẫn đến sự nhầm lẫn này:
Sự chồng chéo trong mục tiêu: Mục tiêu chung của cả hai đều là hướng đến việc cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ công trực tuyến, do đó nhiều người đã nhầm lẫn rằng đây là cùng một khái niệm.
Cùng sử dụng công nghệ số: Chính phủ số và chính phủ điện tử đều sử dụng các giải pháp công nghệ, đặc biệt là mạng internet và các nền tảng kỹ thuật số, nên sự mơ hồ trong việc phân biệt phạm vi hoạt động của từng khái niệm là không thể tránh khỏi.
Khái niệm chính phủ số chưa được phổ biến rộng rãi: Ở nhiều tỉnh thành, khái niệm chính phủ số vẫn còn rất mới mẻ và chưa được truyền thông rộng rãi. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng và nghĩ rằng đây là cùng một thuật ngữ, dẫn đến việc nhầm lẫn về sự phát triển sâu rộng của chính phủ số.
Có thể bạn quan tâm: Những điều cơ bản về phát triển phần mềm di động trong thời đại 4.0
Phân biệt chính phủ số và chính phủ điện tử
Chính phủ số và chính phủ điện tử là hai khái niệm quan trọng trong chiến lược, là định hướng cũng như mục tiêu của quá trình chuyển đổi số nhà nước.
Chính phủ điện tử là chính phủ tin học hóa quy trình đã có, cung cấp trực tuyến các dịch vụ hành chính công đã có. (Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
Chính phủ điện tử ứng dụng công nghệ công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Có thể hiểu đơn giản, chính phủ điện tử chính 4 KHÔNG:
- Họp KHÔNG gặp mặt
- Xử lý văn bản KHÔNG giấy
- Giải quyết thủ tục hành chính KHÔNG tiếp xúc
- Thanh toán KHÔNG dùng tiền mặt
Ví dụ, Cổng Dịch vụ Công Quốc gia là một nền tảng trực tuyến giúp công dân và doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính, đăng ký và nộp hồ sơ trực tuyến cho các cơ quan nhà nước, đồng thời nhận kết quả xử lý các yêu cầu mà không cần phải đến trực tiếp các cơ quan hành chính. Chính phủ điện tử tập trung vào việc số hóa các quy trình truyền thống, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả người dân và chính quyền.
Chính phủ số là Chính phủ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình được vận hành hoàn toàn dựa trên dữ liệu và công nghệ số, nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, đồng thời giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong sự phát triển, quản lý kinh tế – xã hội.
Chính phủ số là chính phủ điện tử, thêm 4 CÓ:
- CÓ toàn bộ hoạt động sẵn sàng trên môi trường số.
- CÓ khản ăng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng
- CÓ khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu.
- CÓ khả năng kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế – xã hội.
Ví dụ, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ là nơi cung cấp thông tin chính thức từ các cơ quan nhà nước, giúp công dân và doanh nghiệp dễ dàng truy cập các văn bản pháp luật, chính sách mới, thông báo từ Chính phủ và các bộ, ngành. Cổng thông tin điện tử này còn có tính năng tương tác, cho phép người dân gửi ý kiến, khiếu nại, phản ánh trực tuyến về các vấn đề hành chính và dịch vụ công.
Sự khác nhau giữa chính phủ số và chính phủ điện tử
Tiêu chí | Chính phủ điện tử | Chính phủ số |
Mức độ ứng dụng công nghệ | Tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, ví dụ như nộp thuế, đăng ký hộ khẩu, xin giấy phép kinh doanh… | Sử dụng công nghệ số để chuyển đổi toàn diện hoạt động của chính phủ, bao gồm cả việc sử dụng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, blockchain… để nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường sự tham gia của công dân và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. |
Phạm vi áp dụng | Mọi hoạt động liên quan đến dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp. | Tất cả các hoạt động của chính phủ, từ việc hoạch định chính sách, ra quyết định, quản lý nhà nước đến cung cấp dịch vụ công. |
Mức độ tác động | Giúp cải thiện hiệu quả chất lượng dịch vụ công. Tuy nhiên, tác động đến hoạt động của Chính phủ còn hạn chế. | Có thể thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động của chính phủ, nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường sự tham gia của công dân và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. |
Ví dụ | Cổng thông tin điện tử quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia,… | Hệ thống quản lý hồ sơ, dữ liệu quốc gia, Nền tảng Tích hợp và chia sẻ dữ liệu các cấp,… |
Tại sao cần hướng tới phát triển Chính phủ số?
Theo tinh thần của Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030, thì nền tảng số là giải pháp đột phá nhằm thúc đẩy phát triển Chính phủ số nhanh chóng, hiệu quả và giảm chi phí.
Phát triển Chính phủ số là nhiệm vụ tất yêu của các quốc gia trên toàn cầu. Việt Nam chúng ta cũng đang đưa nhiệm vụ ấy lên hàng đầu để có một hệ thống Chính phủ số nhằm theo kịp những xu hướng chung. Hệ thống chính phủ số không chỉ đảm bảo hiệu quả, minh bạch và công khai trong những hoạt động Chính phủ mà còn hạn chế những vấn đề nghiêm trọng như tham nhũng và lạm quyền. Điều này sẽ góp phần giúp xã hội phát triển bền vững hơn.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ
Chính phủ số giúp Chính phủ hoạt động hiệu quả, minh bạch hơn và giảm tham nhũng
- Tự động hóa các quy trình, thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực.
- Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nahf nước, giúp nâng cao hiệu quả phối hợp và ra quyết định.
- Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách, giúp Chính phủ đưa ra các chính sách phù hợp với nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Cải thiện chất lượng dịch vụ công
Chính phủ số giúp người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức.
- Trực tuyến hóa các dịch vụ công, giúp người dân và doanh nghiệp có thể thực hiện các thủ tục hành chính mọi lúc, mọi nơi.
- Cá nhân hóa các dịch vụ công, giúp người dân và doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình.
Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo
Chính phủ số tạo ra một môi trường lý tưởng cho đổi mới và sáng tạo, giúp Chính phủ khai thác tối đa tiềm năng của dữ liệu và công nghệ số
- Phát triển các ứng dụng, giải pháp công nghệ số phục vụ cho quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công.
- Thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
Hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội
Chính phủ số góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế. Xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy đầu tư và kinh doanh.
Ví dụ điển hình của việc chuyển đổi sang Chính phủ số là chuyển các hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước lên môi trường số. Nếu như trước đây, việc kiểm tra được thực hiện trực tiếp tại doanh nghiệp theo cách truyền thông. Thì bây giờ, với Chính phủ số, các cơ quan chức năng sẽ thanh tra trực tuyến thông qua hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đã kết nối. Mục tiêu đến năm 2025 là có 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước được thực hiện từ xa trên môi trường số.
Xem thêm: Dịch vụ Thiết kế phần mềm từ Quy trình giấy
Thách thức khi phát triển Chính phủ số
Đổi mới tư duy và phương thức làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức.
Chuyển đổi số luôn đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức cần phải thay đổi về cả tư duy lẫn cách thức làm việc truyền thống sang làm việc dựa trên công nghệ số. Việc này yêu cầu họ phải có những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về công nghệ thông tin, phân tích dữ liệu. Do đó, để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để có đủ nguồn lực nhân sự chuyên nghiệp, chất lượng và đáp ứng về những yêu cầu cho Chính phủ số là một thách thức không hề nhỏ.
Đầu tư về hạ tầng, công nghệ
Chi phí đầu tư cho phát triển Chính phủ số là không hề nhỏ, điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn, kỹ càng về hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống công nghệ thông tin và công nghệ số. Để phát triển, ta cần một nguồn lực tài chính lớn để đáp ứng đủ những yêu cầu và sự đồng bộ về quy hoạch, đầu tư. Việc phát triển Chính phủ số cũng dẫn đến sự xuất hiện của nhiều hệ thống và ứng dụng có liên quan.
Để đảm bảo tính đồng bộ và tương thích giữa các hệ thống, cần phải xây dựng dựa trên một quy trình và chuẩn mực cụ thể. Tuy nhiên, để đạt được sự đồng bộ nói trên cũng là một quá trình lâu dài và thách thức lớn do sự đa dạng và phức tạp vốn có của các hệ thống hiện hành cùng những quy trình hành chính.
Xem thêm: Dịch vụ Thiết kế phần mềm quản lý theo yêu cầu của Geneat Software
Thách thức về an toàn và an ninh mạng
Chính phủ số là nền tảng chuyển đổi số quốc gia, trong đó các hoạt động của cơ quan nhà nước được thực hiện trên môi trường mạng. Khi đó, dữ liệu và hệ thống thông tin của Chính phủ sẽ được kết nối, chia sẻ rộng rãi hơn, đây chính là cơ hội cho các đối tượng tấn công mạng lợi dụng để xâm nhập, đánh cắp, gây gián đoạn hoặc phá hoại. Do đó, việc nâng cao nhận thức, kỹ năng về an toàn, an ninh mạng cho các cán bộ, công chức là một nhiệm vụ cấp thiết.
Câu hỏi thường gặp về Chính phủ số
Một số câu hỏi thường gặp về Chính phủ số bao gồm:
Chính phủ số phục vụ ai?
Chính phủ số phục vụ cho 3 đối tượng chính là Chính phủ, người dân và doanh nghiệp. Đồng thời hướng tới việc đơn giản hóa công việc cho các cán bộ, công chức, viên chức.
Quốc gia nào có Chính phủ số thành công nhất?
Đan Mạch và Estonia là hai quốc gia có Chính phủ số thành công nhất trên thế giới. Các quốc gia khác có Chính phủ số thành công bao gồm Hàn Quốc, Singapore, Phần Lan, Nhật Bản, Vương quốc Anh, New Zealand.
Rủi ro lớn nhất khi phát triển Chính phủ số?
Đi kèm với những lợi ích mà Chính phủ số mang lại thì rủi ro lớn nhất khi phát triển hệ thống Chính phủ số là vấn đề bảo mật và quyền riêng tư. Nếu không được kiểm soát tốt Chính phủ có thể mất chủ quyền quốc gia, an toàn và an ninh mạng.
Kết luận
Chính phủ số là một xu hướng phát triển tất yếu trong kỷ nguyên công nghệ số, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động của Chính phủ và cải thiện chất lượng dịch vụ công. Bằng cách tích hợp công nghệ vào các quy trình hành chính, Chính phủ số không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho công dân và doanh nghiệp, mà còn góp phần xây dựng một xã hội hiện đại, công bằng và phát triển bền vững.
Tuy nhiên, việc triển khai Chính phủ số đòi hỏi sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng kỹ thuật, quy trình chuẩn hóa và sự đồng bộ trong các hệ thống. Để thành công, cần có sự nỗ lực phối hợp từ các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong việc xây dựng và duy trì một Chính phủ số hiệu quả và toàn diện.
Geneat Software - Triển khai phần mềm Quản lý chuyên nghiệp
Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 093 457 1626
Email: support@geneat.vn