Với sự phát triển của internet và các thiết bị di động, việc tiếp cận với khách hàng thông qua nhiều kênh đã trở thành điều không thể thiếu đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Đây cũng là lý do vì sao Omnichannel Retailing (bán lẻ đa kênh) đã trở thành một xu hướng quan trọng và không thể bỏ qua.
Theo Báo cáo mới công bố của Công ty phân tích & tư vấn phát triển kênh thương mại điện tử YouNet ECI cho biết người tiêu dùng chi 53.740 tỷ đồng mua sắm trên Shopee quý đầu năm, giúp sàn này tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam, với thị phần 67,9% tính theo tổng giao dịch (GMV).
Khái niệm Bán lẻ đa kênh (Omnichannel Retailing)
Bán lẻ đa kênh hay Omnichannel Retailing là chiến lược kinh doanh trong ngành bán lẻ nhằm tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng bằng cách tích hợp mọi kênh tiếp thị, bán hàng và dịch vụ hỗ trợ một cách nhất quán. Khách hàng có thể tương tác và mua sắm qua nhiều kênh khác nhau như cửa hàng truyền thống, trang web, ứng dụng di động, mạng xã hội, điện thoại và email.
Bạn có thể quan tâm: 7 xu hướng chuyển đổi số sẽ thúc đẩy ngành bán lẻ
Mục tiêu của bán lẻ đa kênh là mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch và nhất quán cho khách hàng, từ đó giúp tăng cường sự hài lòng, tăng doanh thu và xây dựng lòng trung thành. Thay vì xem xét từng kênh riêng lẻ, Omnichannel Retailing hướng đến việc tối ưu hóa toàn bộ hành trình mua sắm của khách hàng từ đầu đến cuối, tăng cường nhiều điểm chạm với khách hàng.
Tại sao Bán lẻ đa kênh trở thành xu hướng quan trọng
Xuất phát từ Nhu cầu của Khách hàng
Khách hàng hiện đại mong đợi có được sự linh hoạt và tiện lợi khi mua sắm. Họ có thể bắt đầu tìm kiếm sản phẩm trên mạng, sau đó tham khảo ý kiến từ bạn bè qua mạng xã hội, và kết thúc bằng việc mua sản phẩm tại cửa hàng truyền thống hoặc ngược lại. Omnichannel Retailing giúp đáp ứng nhu cầu này bằng cách cung cấp nhiều lựa chọn và trải nghiệm mua sắm nhất quán.
Ví dụ, khách hàng có thể đặt hàng trực tuyến và nhận hàng tại cửa hàng, hoặc đặt hàng trực tiếp từ ứng dụng di động và chọn phương thức thanh toán phù hợp với họ.
Tại TikTok Shop Summit 2024 mới đây, nền tảng này thông báo đã thu hút được 2,8 triệu doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia. Trong năm 2023, số lượng các nhà bán hàng duy trì GMV ổn định tăng 3 lần, lượt xem các phiên livestream và các video ngắn tăng 12 lần.
Nâng cao tỉ lệ chuyển đổi
Tỉ lệ chuyển đổi là tiêu chí cực kỳ quan trọng trong việc bán hàng, là cầu nối giữa marketing và sales. Bán lẻ đa kênh giúp tăng cường tỷ lệ chuyển đổi từ lượt truy cập thành đơn hàng thực tế. Việc khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau giúp họ đưa ra quyết định mua sắm nhanh chóng hơn.
Cân đối hiệu quả Hàng tồn kho
Khi kết hợp các kênh bán hàng, doanh nghiệp có thể quản lý và điều chỉnh hàng tồn kho một cách hiệu quả hơn. Họ có thể phân phối hàng hóa từ kho lớn nhất đến các cửa hàng địa phương dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng hoặc phân phối cụ thể theo từng kênh bán hàng.
Xây dựng uy tín
Bán lẻ đa kênh giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng bằng cách cung cấp cho họ trải nghiệm mua sắm toàn diện và nhất quán. Khách hàng cảm thấy hài lòng hơn với việc mua sắm và dịch vụ sau bán hàng, từ đó gia tăng sự trung thành với thương hiệu.
Thách thức khi triển khai Bán lẻ đa kênh
Mặc dù bán lẻ đa kênh mang lại nhiều lợi ích, nhưng thực hiện thành công nó cũng đòi hỏi các doanh nghiệp bán lẻ phải đối mặt với một số thử thách. Cụ thể, đây bao gồm:
Đầu tư vào Công nghệ và Hạ tầng CNTT
Để tích hợp và quản lý nhiều kênh bán hàng, các doanh nghiệp cần đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin và hạ tầng mạng phù hợp. Điều này có thể đòi hỏi một khoản đầu tư lớn ban đầu.
Liên tục cập nhật công nghệ và sáng tạo
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật và thay đổi chiến lược bán lẻ đa kênh để đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng.
Phối hợp tốt đa kênh và chăm sóc khách hàng tốt
Để đảm bảo trải nghiệm mua sắm nhất quán, các doanh nghiệp phải phối hợp tốt giữa các kênh bán hàng và đảm bảo thông tin và dịch vụ được đồng bộ hóa, khách hàng được trả lời kịp thời mỗi khi nhắn tin.
Việc tích hợp và phối hợp các kênh bán hàng sẽ giúp tăng cường sự hài lòng của khách hàng, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu. Để thành công, các doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ, thúc đẩy sự đổi mới và liên tục cải tiến chiến lược Omnichannel Retailing để phù hợp với môi trường kinh doanh ngày càng thay đổi.
Geneat Software - Triển khai phần mềm Quản lý chuyên nghiệp
Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 093 457 1626
Email: support@geneat.vn